Điều kiện chung đối với tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 53)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.3.1 Điều kiện chung đối với tài sản thế chấp

Như đã phân tích đối tượng tài sản được tham gia giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay rất đa dạng, có thể là những loại tài sản khác nhau gồm: động sản, bất động sản tùy theo sự thỏa thuận của các bên. Song, để được dùng làm vật thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng thì các tài sản này cẩn thỏa các điều kiện sau:

- Tài sản phải thuộc sở hữu hoặc quyền định đoạt của bên thế chấp. Điều này xuất phát từ quyền xác lập hợp đồng thế chấp bảo đảm tiền vay. Việc đưa ra tài sản để thế chấp bảo đảm tiền vay phải do chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với tài sản thế chấp quyết định và nhân danh chủ sở hữu xác lập. Tài sản thuộc quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của khách hàng vay chỉ có thể được dùng làm tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay trong một số trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, như chủ doanh nghiệp nhà nước có quyền dùng tài sản nhà nước giao cho mình quản lý để thế chấp vay tiền phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Hay người giám hộ đang quản lý tài sản cho không có năng lực hành vi hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự, tuy không là chủ sở hữu của tài sản thế chấp nhưng

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 45 họ vẫn có thể xác lập giao dịch thế chấp để trong quá trình quản lý của mình nhằm mục đích có lợi cho người được giám hộ.

- Tài sản thế chấp phải là tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch tại thời điểm xác lập giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay, được thể hiện trong quy định tại khoản 1 Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2005, và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sụng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Điều kiện này được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo cho giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay được thực hiện đúng với mục đích của nó. Bởi lẽ, các bên muốn xác lập giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay là phòng khi khách hàng vay không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ vay, tổ chức tín dụng có thể áp dụng biện pháp xử lý tài sản thế chấp để thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng. Ta đặt ra trường hợp, giả sử các bên thỏa thuận sử dụng một vật không được phép giao dịch theo quy định của pháp luật dùng, làm tài sản thế bảo đảm tiền vay, nếu nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng đến hạn mà khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ này, khi ấy tổ chức tín dụng cần phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn vay. Nhưng do tài sản thế chấp không thể đem ra giao dịch được, cho nên tổ chức tín dụng không thu hồi được vốn vay. Vì vậy không đạt được mục đích bảo đảm tiền vay. Chính vì lý do đó mà pháp luật đã quy định điều kiện để tài sản có thể được dùng làm tài sản thế chấp là tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch.

Từ đây, ta có thể suy lý ngược các trường hợp đối tượng tài sản sẽ không thể được khách hàng vay dùng để làm vật bảo đảm (thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vay) nếu tài sản đó rơi vào những trường hợp sau đây:

- Tài sản đang bị tranh chấp, điều kiện này đưa ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho tổ chức tín dụng. Nếu tài sản thế chấp vẫn còn trong tình trạng tranh chấp, khi ấy vẫn chưa xác định được chủ sở hữu thật sự của nó tài sản đó. Giả sử trong trường hợp này, sau khi giải quyết tranh chấp tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp,bên thế chấp sẽ không có quyền định đoạt đối với tài sản thế chấp. Vậy khi khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 46 như đã thỏa thuận trong hợp đồng vay, thì tổ chức tín dụng rất khó để có thể thu hồi lại được khoản vay đã cấp cho khách hàng vay vì tổ chức tín dụng sẽ không thể tiến hành xử lý tài sản thế chấp do tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của người khác, không phải là bên thế chấp, mà bên thế chấp cũng không có quyền định đoạt đối với tài sản này. Tuy nhiên, trên thực tế điều kiện này rất khó xác định vì không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xác nhận tài sản không có tranh chấp. Cho nên, ngân hàng và khách hàng vay không biết phải làm những thủ tục gì để đề nghị cơ quan nào xác nhận về điều kiện nói trên45.

- Tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong toả, tài sản đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp, cũng tương tự như trong trường hợp đối tượng tài sản thế chấp là tài sản đang tranh chấp, điều kiện này đặt ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho tổ chức tín dụng đối với tài sản thế chấp. Bởi vì, tài sản đang trong giai đoạn bị tạm giữ, niêm phong, phong tỏa, tài sản đang làm thủ tục phá sản doanh nghiệp, nếu rơi vào một trong các trường hợp đó, tài sản có nguy cơ sẽ bị đem ra xử lý thi hành án. Do đó, nếu các bên không có thỏa thuận khác, có thể dẫn đến hậu quả khoản vay mà tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng vay sẽ là nợ không có bảo đảm của khách hàng vay đối với tổ chức tín dụng là do khi ấy tài sản thế chấp không còn.

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)