Thế chấp nhiều tài sản bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 50)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.2.2Thế chấp nhiều tài sản bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ

Xét về bản chất, việc khách hàng vay dùng nhiều tài sản bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ vay cho tổ chức tín dụng, cũng giống như giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay thông thường. Sự khác biệt ở đây là tài sản dùng để thế chấp không phải một tài sản duy nhất mà là thế chấp bằng nhiều tài sản của khách hàng vay. Có thể là do hợp đồng vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay có giá trị lớn hơn so với giá trị của một tài sản mà khách hàng có thể dùng để thế chấp, nếu khách hàng dùng tài sản đó để thế chấp bảo đảm tiền vay thì khoản vay sẽ không được bảo đảm một cách đầy đủ. Do đó, nhằm bảo đảm an toàn cho cả khoản vay tổ chức tín dụng và khách hàng vay có thể thỏa thuận dùng nhiều tài sản thế chấp bảo đảm toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng đối với tổ chức tín dụng. Khi đấy,

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 42 mỗi tài sản thế chấp có thể được dùng để đảm bảo thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay nếu các bên không có thỏa thuận khác. Hoặc khách hàng vay và tổ chức tín dụng cũng có thể thỏa thuận mỗi tài sản thế chấp chỉ đảm bảo thực hiện một phần nghĩa vụ trả nợ.42

Vấn đề đặt ra là, nếu nợ đến hạn mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì những tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo thứ tự như thế nào? Trong trường hợp này, nếu mỗi tài sản bảo đảm cho từng phần nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng thì sẽ rất dễ giải quyết, khi ấy tài sản nào bảo đảm cho phần nghĩa vụ nào sẽ được xử lý để thực hiện thay nghĩa vụ đó. Và vấn đề còn lại, nếu trong hợp đồng thế chấp các bên nhất trí để mỗi tài sản thế chấp đảm bảo thực hiện cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng, khi đem ra xử lý thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến hạn nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thì các tài sản thế chấp đó sẽ bị xử lý toàn bộ cùng một lúc hay lần lượt được đem ra xử lý đến khi nào thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng vay? Bởi vì, khi khách hàng vay đã thưc hiện xong một phần nghĩa vụ trả nợ, phần nghĩa vụ trả nợ còn lại chưa được thực hiện, nếu xử lý thêm một hoặc một vài tài sản thế chấp là đủ để giúp khách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. Do đó, không cần phải xử lý hết tài sản thế chấp của khách hàng vay trong trường hợp này. Và nếu tài sản thế chấp bị xử lý lần lượt để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay thế thì tài sản nào sẽ bị xử lý trước? Với tính chất là một giao dịch dân sự ta thấy rằng, vấn đề này sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên. Bởi lẽ, các bên có quyền lựa chọn những tài sản thế chấp để xử lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc xử lý tài sản thế chấp và cũng đồng thời bảo đảm hài hòa quyền lợi của các bên.

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 50)