Quy định pháp luật về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 45)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.2Quy định pháp luật về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 36 chung cho bên giữ tài sản. Bên thứ ba giữ tài sản thế chấp còn phải bồi thường nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của bên thứ ba thì theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 63/2006/NĐ - CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định này đã loại trừ trường hợp vật thế chấp bị hao mòn tự nhiên. Với quy định này thì có vẻ như phạm vi trách nhiệm của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp, hẹp hơn đối với phần phạm vi trách nhiệm của bên thế chấp tài sản trong quá trình bảo quản và sử dụng tài sản thế chấp. Bỡi vì, nó đã loại trừ phần trách nhiệm đối với sự mất giá hoặc giảm sút giá trị tài sản do hao mòn tự nhiên hoặc yếu tố trượt giá do tác động của thị trường.

Bên thứ ba giữ tài sản thế chấp có nghĩa vụ giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp tài sản theo thỏa thuận. Cụ thể là khi khách hàng vay không thực hiện được nghĩa vụ trả hoặc đã thực hiện nhưng không đầy đủ khi đến hạn, dẫn đến việc tổ chức tín dụng chưa thu hồi được vốn vay đã cấp cho khách hàng vay, thì bên thứ ba có nghĩa vụ phải giao lại tài sản thế chấp cho tổ chức tín dụng, thực hiện biện pháp xử lý tài sản thế chấp để thu hồi lại vốn của mình35. Hay khi khách hàng vay đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ một các đầy đủ thì bên thứ ba cũng phải thực hiện nghĩa giao lại tài sản thế chấp cho bên khách hàng vay, khi đó nghĩa vụ thế chấp đã chấm dứt hoặc các bên (tổ chức tín dụng và khách hàng vay) thỏa thuận thay đổi bằng biện pháp bảo đảm khác thay thế biện pháp thế chấp tài sản này.

2.2 Quy định pháp luật về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp tài sản tài sản

Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp tài sản có thể là toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ (là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với tổ chức tín dụng) tùy theo thỏa thuận giữa các bên hoặc quy định của pháp luật. Có nghĩa là, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được bảo đảm bao gồm: tiền vay (nợ gốc), lãi

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 37 vay, lãi phạt quá hạn, các khoản phí (nếu có) được ghi trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay phải trả theo quy định của pháp luật nếu các bên không có thỏa thuận khác. Hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp có thể chỉ là một phần của nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với tổ chức tín dụng. Chẳng hạn, nghĩa vụ trả lãi vay, lãi phạt quá hạn,các khoản phí (nếu có) sẽ không thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nếu các bên có thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.36

Với quy định của pháp luật của nước ta hiện nay về phạm vi bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vay trong hoạt động cấp tín dụng nói riêng (nghĩa vụ dân sự nói chung) của biện pháp thế chấp tài sản thì một tài sản thế chấp có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ.37 Hoặc một nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay cũng có thể được bảo đảm bởi nhiều tài sản thế chấp (ta có thể thấy rõ vấn đề này thông qua quy định tại Điều 347 Bộ luật dân sự 2005 về thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự).

Như vậy, phạm vi bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp trong các trường hợp trên cụ thế như thế nào? Dưới đây là phần phân tích cho từng trường hợp.

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 45)