Các trường hợp cần thay đổi nội dung, xóa đăng ký thế chấp

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 65)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.4.2.4Các trường hợp cần thay đổi nội dung, xóa đăng ký thế chấp

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 56 quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thì thời điểm đăng ký được xác định là thời điểm nội dung đơn yêu cầu đăng ký thay đổi đó được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Thời hạn có hiệu lực đăng ký giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định số 05/2012/NĐ-CP thì việc đăng ký giao dịch thế chấp có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký giao dịch thế chấp đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của tổ chức tín dụng nhận thế chấp yêu cầu xóa đăng ký.

2.4.2.4 Các trường hợp cần thay đổi nội dung, xóa đăng ký thế chấp tài sản tài sản

Được quy định trong Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định số 05/2012/NĐ-CP cụ thể là ở Điều 12 và Điều 13 nghị định này thì bên yêu cầu đăng ký thế chấp theo thuận của các bên phải nộp đơn đăng ký thay đổi hay xóa đăng ký giao dịch thế chấp khi:

Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung giao dịch thế chấp tài sản đã đăng ký

Bên yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên thế chấp, bên nhận thế chấp; thay đổi tên bên thế chấp; bên nhận thế chấp;

- Rút bớt tài sản thế chấp;

- Bổ sung tài sản thế chấp mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;

- Tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản thế chấp hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản thế chấp hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã ghi số khung khi đăng ký giao dịch bảo đảm;

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 57 - Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; -Thay đổi nội dung khác đã đăng ký.

Các trường hợp xóa đăng ký thế chấp bảo đảm tiền vay bao gồm

Được quy định tại Điều 350 về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản thì là tổ chức tín dụng nhận thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay phải có trách nhiệm yêu cầu xóa đăng ký giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay. Tổ chức tín dụng nhận thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay phải nộp hồ sơ xóa đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Khách hàng vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ vay;

- Hủy bỏ hoặc thay thế giao dịch thế chấp đã đăng ký bằng giao dịch bảo đảm khác;

- Thay thế toàn bộ tài sản thế chấp bằng tài sản khác; - Xử lý xong toàn bộ tài sản thế chấp;

- Tài sản thế chấp bị tiêu hủy; tài sản gắn liền với đất là tài sản thế chấp bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ giao dịch thế chấp, tuyên bố giao dịch thế chấp đảm vô hiệu, đơn phương chấm dứt giao dịch thế chấp hoặc tuyên bố chấm dứt giao dịch thế chấp trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

- Theo thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì khi yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó.

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 58

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 65)