Về chủ thể tham gia biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 76)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

3.1 Về chủ thể tham gia biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 67

CHƯƠNG 3

NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.1 Về chủ thể tham gia biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng tổ chức tín dụng

Như đã biết, chủ thể tham gia quan hệ thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay, trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, bao gồm khách hàng vay, tổ chức tín dụng và chủ thể thứ ba giữ tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Trong đó, một bộ phận khách hàng vay có thể là hộ gia đình, vấn đề đặt ra ở đây là trên cơ sở quy định của pháp luật nước ta hiện nay thì tư cách chủ thể của hộ gia đình chưa được rõ. Được quy định tại Điều 107 Bộ luật dân sự 2005, với quy định này thì đại diện đương nhiên của hộ gia đình trong giao dịch thế chấp bằng tài sản chung của hộ để bảo đảm tiền vay và mục đích xác lập giao dịch này vì lợi ích chung của hộ, là chủ hộ (chủ hộ này có thể là cha, mẹ, hoặc một thành viên khác đã thành niên). Vậy giữa các chủ thể đó căn cứ vào giấy tờ nào để xác định ai là người chủ hộ, thông thường, theo tập quán chung thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận chủ hộ là người đứng đầu trong gia đình dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân, theo lời khai khi cấp sổ hộ khẩu, trong khi đó pháp luật nước ta hiện không đưa ra các quy định về tiêu chí hay thủ tục xác định chủ hộ. Mặt khác, một hộ gia đình có thể do nhiều người trong hộ đứng tên chủ hộ tùy theo loại giao dịch, chẳng hạn, trong giao dịch bảo đảm này do người này đứng tên, nhưng trong giao dịch bảo đảm khác lại do người khác đứng tên chủ hộ. Với những lí do đó, quyền lợi của tổ chức tín dụng nhận thế chấp sẽ không được đảm bảo, khi một hộ gia đình dùng tài sản bảo đảm tiền vay tại nhiều tổ chức tín dụng. Trong khi đó tổ chức tín dụng lại đăng ký mã số khách hàng theo theo họ tên chủ hộ dẫn đến tình trạng một hộ gia đình trở thành nhiều khách hàng vay khác nhau, rất khó khăn cho công tác quản lý tín dụng, nhất là về việc quản lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay.

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 68 Bên cạnh đó, với tư cách là người đại diện cho hộ gia đình, làm sao có thể xác định người chủ hộ xác lập giao dịch thế chấp nhằm mục đích vì lợi ích chung cho cả hộ. Trong trường hợp nếu một người là chủ hộ sử dụng tài sản chung của hộ, thế chấp bảo đảm tiền vay mà tổ chức tín dụng đã cấp, và hợp đồng vay đó được xác lập với mục đích thực hiện nhằm phục vụ lợi ích cá nhân chủ hộ hoặc của một số thành viên trong hộ gia đình, mà không phải vì lợi ích cả hộ. Như vậy khi xác lập giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp này có cần phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình hay không? Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay thì việc thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên trong hộ gia đình từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý. Được quy định tại khoản 2, Điều 109 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình, Bộ luật Dân sự năm 2005: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”. Đây là vấn đề có thể làm cho việc xác lập giao dịch của các bên vấp phải khó khăn và dễ xảy ra tranh chấp. Bởi lẽ, việc xác định thế nào là thành viên của hộ gia đình là điều rất khó khăn, vì hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Nguy cơ hợp đồng thế chấp được xác lập giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay (đã được công chứng và đăng ký thế chấp) bị vô hiệu là rất lớn.

Đồng thời, do đối với chủ thể là hộ gia đình hiện chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn tiêu chí, cách thức xác định tư cách thành viên hộ gia đình. Do đó, thực tiễn thế chấp quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình và quá trình giải quyết tranh chấp của tòa án trong trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn vì tồn tại nhiều cách hiểu cũng như cách áp dụng khác nhau. Tùy theo quan điểm của mỗi địa phương mà có tiêu chí xác định tư cách thành viên hộ gia đình khác nhau. Cụ thể có nơi dựa trên phương diện sở hữu theo tiêu chí có tài sản chung, cùng đóng góp công sức (Bộ luật Dân sự) nhưng có nơi lại dựa vào tiêu chí nơi cư trú theo sổ hộ khẩu (Luật Cư trú). Việc cơ quan nào có thẩm quyền xác định thành viên hộ gia đình cũng chưa thống nhất, có địa phương xác định cấp

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 69 UBND xã, phường, thị trấn thực hiện nhưng có địa phương lại xác định do công an. Để giải quyết vấn đề này trong dự thảo Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên - Môi trường và Tòa án nhân dân Tối cao đã đề xuất hướng dẫn cách thức xác định theo 2 hướng: “Theo thông tin lưu trữ trong hồ sơ địa chính hoặc dựa trên quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng theo sổ hộ khẩu. Dự thảo thông tư cũng hướng dẫn, nếu người vợ hoặc chồng không có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không ủy quyền cho người kia thực hiện giao dịch thế chấp hoặc không biết người kia cầm giấy đi thế chấp thì hợp đồng thế chấp đó sẽ bị vô hiệu. Trong trường hợp người chồng hoặc vợ không có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà biết việc thế chấp thì tòa án sẽ công nhận các thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp”.

Tuy nhiên, đã có một số ý kiến cho rằng: “việc hướng dẫn tiêu chí xác định thành viên hộ gia đình trong thế chấp quyền sử dụng đất của dự thảo thông tư là mâu thuẫn và nên loại bỏ. Việc xác định này, thay vì dựa vào sổ hộ khẩu - công cụ quản lý về hành chính hộ tịch thì cần phải căn cứ vào nguồn gốc hình thành tài sản. Việc lấy sổ hộ khẩu làm căn cứ xác định chủ sở hữu được quyền thế chấp có thể dẫn đến tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa các thành viên của hộ gia đình, và có thể mở rộng ra toàn bộ giao dịch chuyển quyền sử dụng đất đã phát sinh của hộ gia đình”. Hay dự thảo cần xác định rõ khái niệm “cùng đóng góp tài sản hay có đóng góp tài sản” của các thành viên trong hộ gia đình cũng như hướng dẫn cơ quan nào sẽ tiến hành xác định các mức góp.59

Với những vấn đề này pháp luật nước ta cần phải có những quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn đối với chủ thể tham gia giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay (khách hàng vay) là hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch, nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh và tránh tình trạng mỗi nơi hiểu theo mỗi kiểu, thiếu tính đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật.

59 Trần Xuân Tình, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Xác định tư cách thành viên gia đình trong thế chấp quyền sử dụng đất,

http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=4&ID=129517&Code=AC7L129517,[truy cập ngày 31 – 10 – 2013].

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 70

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)