5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
2.3 Quy định pháp luật về tài sản thế chấp
Pháp luật nước ta hiện nay không quy định một cách cụ thể loại tài sản nào có thể được dùng để thế chấp bảo đảm tiền vay, mà thay vào đó là đưa ra quy định chung về vật được dùng để bảo đảm nghĩa vụ trong đó bao gồm cả tài sản dùng để
Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 43 thế chấp bảo đảm tiền vay. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì gần như không có tiêu chí riêng biệt nào dành cho loại tài sản thế chấp, điều này thừa nhận vật là tài sản đều có thể là đối tượng tài sản dùng để thế chấp trong vay vốn ngân hàng, góp phần mở rộng đối tượng tài sản có thể tham gia trong giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay. Tài sản này có thế là bất động sản (có hoặc không có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc động sản. Nói chung là, tất cả các loại tài sản hợp pháp cụ thể là vật có thật (pháp luật nước ta hiện nay không thừa nhận tài sản là vật ảo, do đó để được xem là một tài sản được phép giao dịch thì vật đó phải là vật thật), vật hiện có đều có thể là đối tượng của hợp đồng thế chấp, kể cả tài sản hình thành trong tương lai (tài sản hình thành trong tương lai là động sản hoặc bất động sản thuộc sở hữu của khách hàng vay ngay sau thời điểm nghĩa vụ trả nợ vay được xác lập hoặc giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay được giao kết).43 Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
- Tài sản được hình thành từ vốn vay;
- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật, ngoại trừ tài sản là quyền sử dụng đất.
Từ quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ngoài vật chính khách hàng vay dùng làm tài sản thế chấp, trong một số trường hợp sau đây tài sản thế chấp còn có thể là:
- Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản được thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 44 - Theo khoản 1 Điều 342 Bộ luật dấn sự năm 2005, trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản là bất động sản có vật phụ, thì vật phụ của tài sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu thế chấp một phần bất động sản (một phần ở đây là một tài sản đích thực tách ra từ một tài sản lớn hơn và việc tách này được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý)44, mà một phần bất động sản đó có vật phụ thì vật phụ đó có là tài sản thế chấp hay không, phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
- Nếu tài sản thế chấp có bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp (Điều 346 Bộ luật dân sự). Tiền bảo hiểm trong trường hợp này không phải là phí bảo hiểm mà khách hàng vay trả cho cơ quan bảo hiểm, mà là số tiền bảo hiểm dự kiến sẽ trả khi tài sản thế chấp bị hư hỏng hoặc không còn, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.