Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 39)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Quyền của bên nhận thế chấp

Tổ chức tín dụng (bên nhận thế chấp) là bên có quyền đối với khách hàng vay. Và quyền đòi nợ của tổ chức tín dụng là quyền được bảo đảm. Để đảm bảo quyền đòi nợ của tổ chức tín dụng được khách hàng vay tôn trọng, theo quy định của pháp luật bên nhận thế chấp có các quyền sau:31

Kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng tài sản thế chấp của người thế chấp. Quyền giám sát này giúp tổ chức tín dụng phát hiện kịp thời các hành vi trái với thỏa thuận hoặc trái quy định của pháp luật của khách hàng vay hoặc người thứ ba giữ tài sản, từ đó có những yêu cầu phù hợp và kịp thời nhằm đảm bảo lợi ích của mình đối

30 Khoản 1 Điều 90 Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 31 với tài sản thế chấp. Cụ thể là các yêu cầu sau:

- Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng

tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

Một quyền quan trọng nữa của tổ chức tín dụng là có quyền đeo đuổi đối với tài sản thế chấp. Bên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng) có thể yêu cầu kê biên, bán đấu giá tài sản hoặc áp dụng phương thức xử lý khác nhau mà hai bên đã thỏa thuận, kể cả trong trường hợp quyền sở hữu tài sản thế chấp (trừ hàng hóa hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh) chuyển dịch từ bên thế chấp sang người khác trong thời gian thế chấp mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Nói cách khác, việc bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp, tuy nhiên, quan hệ thế chấp mà hai bên đã thỏa thuận không đương nhiên làm chấm dứt, trừ các trường hợp sau đây:32

- Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng ký thế chấp và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình, sự ngay tình ở đây có thể hiểu là việc mà bên thứ ba nhận trao đổi tài sản thế chấp không biết và cũng không thể biết tài sản đó đã được thế chấp mà không có sự đồng ý của tổ chức tín dụng nhận thế chấp;

- Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đã được đăng

32 Điều 20 Nghị định số 163/2006/NĐ - CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định này.

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 32 ký thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp không mô tả chính xác số khung và số máy của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình, sư ngay tình này cũng được giải thích tương tự như trên.

Trong trường hợp bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi tài sản thế chấp thì các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán, trao đổi.

Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận thế chấp được chủ động yêu cầu đăng ký thay đổi về tài sản bảo đảm. Việc đăng ký thay đổi tài sản bảo đảm trong trường hợp này không làm thay đổi thời điểm đăng ký.

Kể từ thời điểm bên nhận thế chấp yêu cầu kê biên tài sản thế chấp (để sau đó bán đấu giá hoặc xử lý theo thỏa thuận giữa các bên nhằm thanh toán nợ vay) khách hàng vay không còn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thế chấp. Hoa lợi, lợi tức chưa thu hoạch đương nhiên là một phần của tài sản kê biên và cũng sẽ bị xử lý chung với tài sản kê biên. Như vậy, kể từ thời điểm nêu trên, người thế chấp vẫn là chủ sở hữu của tài sản thế chấp nhưng lại không có các quyền như một chủ sở hữu thông thường.

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Trước đây trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 (với quy định của bộ luật này, việc phân biệt giữa biện pháp cầm cố và thế chấp tài sản phụ thuộc vào yếu tố xác định tài sản bảo đảm đó là động sản hay bất động sản, nó không phụ thuộc vào việc ai sẽ là bên giữ tài sản, bảo đảm bên nhận bảo đảm hay là bên bảo đảm) thì bên nhận thế chấp tài sản vẫn có thể là bên giữ tài sản thế chấp. Do đó tương ứng với quyền được giữ tài sản thế chấp của tổ chức tín dụng nhận thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay, Điều 20 Quy chế về Thế chấp,cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ-NH1 ngày 17 tháng 8 năm 1996 của Thống đốc NHNN và Quyết định này đã hết hiệu lực vào ngày 19/04/2000), quy định bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 33 - Trường hợp bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp mà không giữ tài sản thế chấp thì phải trả lại giấy tờ cho bên thế chấp khi trả hết nợ, lãi, tiền phạt (nếu có) hoặc khi chấm dứt thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp bên nhận thế chấp giữ tài sản thế chấp và giấy tờ sở hữu tài sản:

+ Cũng như bên thế chấp tài sản, khi giữ tài sản thế chấp bên nhận thế chấp cũng phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản thế chấp nhằm bảo đảm giá trị như khi đưa vào thế chấp (không tính đến hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá). Và bồi thường cho bên thế chấp nếu do bảo quản không tốt mà làm mất hoặc giảm sút giá trị so với khi đưa vào thế chấp (trừ hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá).

+ Trả lại cho bên thế chấp đầy đủ các tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản khi bên thế chấp trả hết nợ gốc, lãi và tiền phạt (nếu có).

Tuy nhiên với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2005, đã có sự thay đổi đáng kể, phù hợp với điều kiện phát triển các giao dịch ngày càng đa dạng. Theo quy định của bộ luật này thì việc phân định giữa cầm cố và thế chấp tài sản không phụ thuộc vào yếu tố tài sản đó là động sản hay bất động sản, mà phụ thuộc vào việc ai sẽ là bên giữ tài sản khi tham gia giao dịch bảo đảm. Cụ thể là, khi tham gia giao dịch thế chấp tài sản thì bên giữ tài sản thế chấp là bên thế chấp (khách hàng vay) hoặc là bên thứ ba nếu các bên có thỏa thuân, bên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng) sẽ không có quyền giữ tài sản thế chấp. Do đó, với quy định của pháp luật thực định hiện nay thì khi nhận thế chấp bằng tài sản đảm bảo tiền vay, tổ chức tín dụng sẽ có nghĩa vụ sau đây:33

- Hoàn trả cho khách hàng vay giấy tờ về tài sản thế chấp khi chấm dứt quan hệ thế chấp, trong trường hợp các bên thỏa thuận tổ chức tín dụng giữ giấy tờ;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xóa đăng ký trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp; hủy bỏ việc thế chấp tài sản; chấm

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 34 dứt thế chấp tài sản.

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)