Chủ thể yêu cầu đăng ký giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 62)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.4.2.2Chủ thể yêu cầu đăng ký giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay

Trên cơ sở quy định của pháp luật nước ta hiện nay thì giao dịch thế chấp tài sản được đăng ký khi có sự yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu đăng ký thế chấp. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, và được thay thế bởi Nghị định số 05/2012/NĐ-CP. Với quy định này thì ngoài các chủ thể là bên thế chấp (khách hàng vay) và bên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng), chủ thể có quyền yêu cầu đăng ký thế chấp còn có thể là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản, đây là điểm mới trong quy định của pháp luật nước ta hiện nay. Trong

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 54 trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó.

Trên cơ sở quy định này ta thấy, người yêu cầu đăng ký giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay là người được các bên thỏa thuận lựa chọn trong hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện, người yêu cầu đăng ký cũng giống như người đi công chứng, chứng thực là bên thế chấp. Thực tế này xuất phát từ nguyên nhân là trong quan hệ nghĩa vụ chính, khách hàng vay ở vào thế bị động, có vị thế không ngang bằng với bên có quyền là tổ chức tín dụng. Do đó, để được chấp nhận cho vay, khách hàng vay cũng là bên thế chấp phải thực hiện đầy đủ các những yêu cầu của bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng, trong đó có việc yêu cầu đăng ký thế chấp mặc dù một cách rõ rang hơn là việc đăng ký hợp đồng thế chấp là nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên nhận thế chấp. Như vậy, trong việc đăng ký hợp đồng thế chấp các bên có thể thỏa thuận chọn người yêu cầu đăng ký thế chấp. Và sau khi thỏa thuận đăng ký, việc đăng ký phải là một thủ tục bắt buộc. Nếu các bên thỏa thuận bên yêu cầu đăng ký là tổ chức tín dụng bên nhận thế chấp thì khi bên nhận thế chấp không thực hiện việc đăng ký, khi ấy đối với người thứ ba tổ chức tín dụng nhận thế chấp chỉ là chủ nợ không bảo đảm.

Khi yêu cầu đăng ký thế chấp tổ chức tín dụng nhận thế chấp cần phải có trách nhiệm kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ. Trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký có nội dung không đúng sự thật, không phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả mạo mà gây thiệt hại thì người yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị thiệt hại; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.49

49 Điều 5 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định số 05/2012/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 62)