Các nguyên tắc và phương thức xử lý tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 71)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.5.2.3 Các nguyên tắc và phương thức xử lý tài sản thế chấp

Về mặt nguyên tắc

Việc xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng nên nguyên tắc xử lý tài sản có vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì khi xử lý tài sản thế chấp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thỏa thuận: Đây là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay, nguyên tắc này được đặt ra nhằm tôn trọng quyền dân chủ, tự do thỏa thuận của các bên khi tham gia giao dịch. Các bên có quyền đưa ra yêu cầu đảm bảo quyền lợi của mình, sau đó thỏa thuận với nhau thống nhất chọn ra giải pháp phù hợp với điều kiện của các bên, khi xử lý tài sản thế chấp. Chẳng hạn tổ chức tín dụng nhận thế chấp và khách hàng vay (bên thế chấp) có thể thỏa thuận với nhau về phương thức xử lý tài sản thế chấp, trong trường

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 63 hợp này nếu không thỏa thuận được thì tài sản thế chấp sẽ được đem ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Hay cũng có thể thỏa thuận với nhau về bên xử lý tài sản thế chấp, thời gian, địa điểm xử lý tài sản thế chấp,…

- Nguyên tắc bảo đảm công khai, khách quan: Việc công khai, khách quan khi xử lý tài sản thế chấp là nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch, nó vừa bảo vệ lợi ích của bên thế chấp có tài sản thế chấp bị đem ra xử lý đồng thời bảo đảm quyền lợi cho tổ chức tín dụng. Bởi vì, các bên có thể thực hiện quyền giám sát của mình trong quá trình xử lý tài sản thế chấp, giúp phòng ngừa và kịp thời phát hiện những hành vi gian dối thiếu trung thực của bên xử lý tài sản, khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp, có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của một trong các bên tham gia giao dịch này cũng như các bên có quyền lợi liên quan. Chẳng hạn, trong trường hợp khách hàng vay là bên thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp nhưng lại có ý đồ gian dối, muốn thông báo cho tổ chức tín dụng giá bán tài sản thấp hơn giá bán thực tế nhằm giữ lại khoản lợi cho riêng mình. Trong trường hợp này nếu như viêc bán tài sản thế chấp không công khai, khách quan có thể dẫn đến việc tổ chức tín dụng không phát hiện ra hành vi này của khách hàng vay. Khi ấy, đúng lý ra tổ chức tín dụng có thể thu hồi được toàn bộ khoản nợ của khách hàng vay từ việc xử lý tài sản thế chấp nhưng do không biết được giá bán chính xác của tài sản thế chấp cho nên khách hàng vay chỉ thu hồi được một phần nợ vay của khách hàng, phần nợ còn lại của khách hàng vay rơi vào tình trạng nợ không có bảo đảm, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi vốn vay của tổ chức tín dụng. Do đó quyền lợi của tổ chức tín dụng đối với tài sản thế chấp đã bị xâm phạm. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của các bên việc công khai, khách quan trong quá trình xử lý tài sản thế chấp là rất cần thiết.

- Nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dich thế chấp bảo đảm tiền vay và cá nhân tổ chức có liên quan. Nguyên tắc này được xây dựng nhằm đảm bảo việc xử lý tài sản thế chấp đúng với ý nghĩa của nó khi các bên xác lập giao dịch này là đảm bảo tiền vay. Tránh tình trạng một trong các bên lợi dụng việc xử lý tài sản thế chấp xâm hại đến quyền lợi của bên

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 64 còn lại hoặc chủ thể khác có liên quan.

Phương thức xử lý tài sản thế chấp

Dựa trên quy định của pháp luật nước ta hiện nay thì việc xử lý tài sản thế chap có thể tiến hành bằng các phương thức sau đây:55

- Bán tài sản thế chấp, đây là phương thức xác định giá trị tài sản thế chấp bù đắp nghĩa vụ bị vi phạm một cách chính xác, khách quan nhất do tài sản được bán và xác định giá trị tại thị trường. Phương thức này được áp dụng khi có thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật trong một số trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng phương pháp này. Cụ thể là, đối với tài sản thế chấp là động sản mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về phương thức xử lý khi đem ra xử lý, thì theo quy định của pháp luật, tài sản đó có thể sẽ được đem ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật hoặc có thể trưc tiếp bán ra thị trường nếu tài sản thế chấp đó, do đó giá bán của tài sản thế chấp có thể được xác định một cách cụ thể56; Hay trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu các bên không thỏa thuận về phương thức xử lý thì tài sản thế chấp đó sẽ được đem ra bán đấu giá57. Việc bán tài sản thế chấp có thể do tổ chức tín dụng tự bán; khách hàng vay cùng tổ chức tín dụng phối hợp bán tài sản thế chấp theo thỏa thuận hoặc tổ chức tín dụng có thể ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện việc bán tài sản cụ thể như sau:58

+ Tổ chức tín dụng tự bán tài sản thế chấp, về mặt nguyên tắc trong giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay thì bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng sẽ có quyền thực hiện việc bán tài sản thế chấp. Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng

55 Điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm Nghị định số 11/2012/NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định này.

56 Điều 65 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định này.

57 Điều 68 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định này.

58 Khoản 4 Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định này.

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 65 phải thông báo công khai việc bán tài sản trên phương tiện thông tin đại chúng và được trực tiếp ký hợp đồng bán tài sản.

+ Khách hàng vay bán hoặc phối hợp với tổ chức tín dụng cùng bán tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận.

+ Bên thứ ba bán tài sản thế chấp theo ủy quyền của tổ chức tín dụng. Bên thứ ba bán tài sản thế chấp có thể là trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.

- Tổ chức tín dụng nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, việc nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ là phương thức mà pháp luật trao quyền cho tổ chức tín dụng nhằm giải phóng tối đa các khoản nợ xấu và tài sản thế chấp tồn động hoặc những tài sản khó xử lý, tài sản đặc thù.

- Trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ tổ chức tín dụng có thể nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác để thu hồi lại vốn vay. Phương thức này được áp dụng xuất phát từ việc pháp luật thực định nước ta cho phép việc khách hàng vay sử dụng quyền đòi nợ của mình làm tài sản bảo đảm trong đó có thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay. Trong thực tiễn các giao dịch bảo đảm nói chung, giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay nói riêng, việc tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm là tài sản do người thứ ba có nghĩa vụ phải trả cho khách hàng vay ngày càng phổ biến, vì các công cụ thanh toán, công cụ vay nhận nợ được sử dụng ngày càng nhiều trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, xử lý tài sản thế chấp bằng phương thức này là điều tất yếu. Được quy định tại Điều 66 Nghi định số 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ – CP khi áp dụng phương thức này tổ chức tín dụng nhận thế chấp bằng quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên thứ ba có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được ủy quyền. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì tổ chức tín dụng phải chứng minh quyền được đòi nợ.

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 66 pháp bảo đảm thực hiện trong quy định của Bộ luật dân sự nói chung, cũng như biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Ta thấy rằng, pháp luật nước ta đang dần hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của cả nền kinh tế. Vấn đề này được thể hiện thông qua một số thay đổi trong quy định của pháp luật của pháp luật thực định hiện nay so với các văn bản pháp luật cũ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong quy định cần phải được điều chỉnh hợp lý hơn. Bên cạnh đó, những điều chỉnh của pháp luật về giao dịch bảo đảm nhằm tạo điều kiện đảm bảo sự ổn định, phát triển bình thường của các quan hệ giao dịch bảo đảm dân sự nói chung và giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay nói riêng, tạo sự an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia các giao dịch bảo đảm nghĩa vụ. Sự tồn tại của biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay thông qua quy chế bảo đảm tiền vay là điều kiện quan trọng cho thì trường tài chính phát triển. Do vậy, biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò to lớn trong việc cấp tín dụng, làm giảm nguy cơ thiệt hại cho chủ nợ có bảo đảm, bảo đảm an toàn đối với các khoản vay, là cơ sở để hệ thống tổ chức tín dụng bảo toàn và phát triển hoạt động cấp tín dụng của mình đối với các chủ thể khác trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)