Thơ tình là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu. Và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp theo một hình thức lôgích nhất định nhằm truyền tải trọn vẹn tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong thơ, cũng như gợi nên nhịp điệu, hình ảnh, âm thanh sinh động. Và một trong những biện pháp nghệ thuật ta thường thấy trong thơ tình của Exenhin là phép điệp, đặc biệt là điệp ngữ. Chính biện pháp nghệ thuật này đã tạo nên chất “nhạc”, cũng như nhấn mạnh, khắc sâu tình yêu mà tác giả thể hiện trong thơ tình của mình
“Những hạt mưa không nhìn thấy thoảng bay Tất cảấm dần, ấm dần lên mọi thứ
Trong mưa bụianh nhớ em, anh nhớ Anh, Xergây Êxênhin”
[14; tr 43]
Chính biện pháp điệp đã tạo cho những câu thơ trên nhịp điệu và khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ nơi người đọc. Thật đặc biệt là trong không gian cô tịch, lạnh lẽo: “Những hạt mưa không nhìn thấy thoảng bay” nhưng tác giả lại cảm nhận: “Tất cả ấm dần, ấm dần lên mọi thứ”. Hai chữ “ấm dần” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh cảm giác “ấm dần” mà tác giả cảm nhận được do nỗi nhớ người yêu đem lại. Đến câu thơ thứ ba nỗi nhớ được thể hiện một cách tha thiết và mãnh liệt khi 2 chữ “anh nhớ” được lặp lại hai lần. Tình yêu được thể hiện thông qua nỗi nhớ. Thông qua phép điệp nỗi nhớ như được nhân lên, bởi động từ nhớ được lặp lại nhiều lần. Tất cả điều thể hiện một tình yêu sâu nặng, thiết tha, thủy chung của tác giả.
Và đây là trường hợp tương tự: “Là thi sĩ điều này có nghĩa
Nếu anh không tôn trọng sự thật ở đời Vết thương lên da mới ngay thôi Máu tình yêu vuốt ve tâm hồn lạ
Là thi sĩ nghĩa là hát tự do
Để tên mình nổi tiếng khắp gần xa ………
Thi sĩ khi đến với tình nhân
Thấy tình nhân trên giường cùng kẻ Không cần đến dao găm làm giải pháp Chỉ cần sao cuộc đời được đẹp hơn ……….. Với khổ đau của nỗi ghen tuông
Thi sĩ huýt sáo vang đến nhà rồi tự nhủ “Có gì đâu, thói lãng du bất tử
Trên thế gian, quả xa lạ với mình” [14;tr 141]
Qua các đoạn thơ trên ta thấy hai chữ “thi sĩ” được nhắc lại rất nhiều lần. Tác giả muốn nhấn mạnh hai chữ “thi sĩ”, qua đó nhà thơ bộc lộ những quan niệm của mình về cuộc sống. Exenhin là một thi sĩ đa tình và ông không thể sống mà không yêu “Máu tình yêu vuốt ve tâm hồn lạ”. Nhà thơ yêu hết mình và hiến dâng tất cả, nhưng khi thi sĩ bị người yêu phản bội thì “Không cần đến dao găm làm giải pháp” mà “Thi sĩ huýt sáo vang đến nhà” và tự an ủi chính mình. Bởi nhà thơ “Chỉ cần sao cuộc đời được đẹp hơn”. Qua các đoạn thơ trên Exenhin đã thể hiện sự cao thượng của mình trong tình yêu.
Bên cạnh điệp từ, điệp ngữ thì có những câu thơ cũng được lặp đi lặp lại nhiều lần và cũng tạo nên hiệu quả nghệ thuật đặc biệt:
“Saganê của anh . Saganê!
Có phải vì anh từ phương Bắc tới
Và kiều mạch đen gợn sóng dưới trăng đêm
Saganê ơi em, Saganê.
Có phải vì anh từ phương Bắc tới
Nên vầng trăng nơi đó lớn trăm lần, Dù Sirat quê em đẹp vô tận,
Sánh sao Riadan rộng tít tấp chân trời
Có phải vì anh từ phương Bắc tới. ………. ……….
Saganê của anh Saganê
Trên phương Bắc anh có người bạn gái, Giống hệt em như hai giọt nước,
Biết đâu giờ này đang ướt nghĩ về anh….
Saganê ơi em, Saganê!
[2; tr 100-101]
Trong bài thơ trên có những câu thơ được lặp lại rất nhiều lần như câu thơ
“Saganê của anh . Saganê” vừa nhấn mạnh tên người yêu của tác giả - đối tượng mà tác giả muốn hướng tới, vừa làm cho giọng thơ trở nên mềm mại, ngọt ngào, thiết tha thể hiện tình yêu nồng thắm của tác giả . Tượng tự như vậy sự lặp lại của câu thơ (điệp câu) “Có phải vì anh từ phương Bắc tới” nhấn mạnh quê hương mà tác giả đã sinh ra – nơi mà tác giả ca ngợi với người yêu. Tác giả muốn “kể em nghe về đồng nội”, bởi trong lòng nhà thơ quê hương là nơi tươi đẹp và yên lành, tác giả như muốn đem đến cho người yêu những gì tốt đẹp nhất. Đoạn cuối thể hiện hiện tình yêu chân thành của tác giả dành cho người yêu, bởi nhà thơ không hề giấu giếm có cô gái khác cũng đang “Ướt nghĩ về anh…”
.
Thông qua các biện pháp nghệ thuật này ta thấy Exenhin đã thể hiện nhiều cung bậc tình cảm, cùng những trạng thái phức tạp trong tình yêu. Biện pháp nhân hóa làm cho thiên nhiên sinh động hơn, và thiên nhiên trở thành đối tượng để tác giả gửi gắm, giải bày tâm sự. Với biện pháp so sánh ngoại hình và nội tâm người yêu của tác giả được miêu tả một cách cụ thể và hình ảnh, qua đó nhà thơ thể hiện tình yêu sâu đậm của mình. Kết cấu đầu cuối tương ứng (vòng tròn) làm cho người đọc có cảm giác tình cảm trong thơ cứ lặp lại theo một vòng tròn khép kín không có điểm kết thúc, từ đó làm nổi bật tình yêu thiết tha, say đắm của nhà thơ. Phép điệp nhấn mạnh, khắc sâu tình cảm tác giả gửi gắm trong thơ, đồng thời qua biện pháp này Exenhin đã thể hiện một tình yêu mãnh liệt, chân thành.
Mặc dù chúng ta chỉ được tiếp xúc và làm việc với bản dịch, chưa có điều kiện khảo sát trên nguyên tác. Nhưng các bản dịch cũng đã bám sát nguyên tác, và cho ta thấy được phần nào khả năng điêu luyện của Exenhin trong việc vân dụng các biện pháp nghệ thuật vào thơ tình của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho thơ tình của Exenhin.
PHẦN KẾT LUẬN
Exenhin là một ngôi sao sáng trên thi đàn Nga nói riêng và cả thế giới nói chung. Thơ về tình yêu là một mảng quan trọng và có nhiều thành tựu nổi bật trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Exenhin. Sau khi đi vào khảo sát mảng thơ này chúng tôi thấy rằng về mặt nội dung thơ tình của Exenhin có nhiều cảnh huống khác nhau. Đồng thời thơ ông cũng đã diễn tả đầy đủ những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Mỗi cảnh huống thường gắn với một tâm trạng, cảm xúc cụ thể lúc mới yêu thì lạc quan, yêu đời, khi bên nhau thì vui tươi, hạnh phúc lẫn giận hờn vu vơ, khi xa cách thì nhớ thương, đau buồn, chia tay thì nối tiếc, xót xa. Có thể nói Exenhin là một cây bút tài hoa trong việc diễn tả những rung động, những xao xuyến đôi khi mơ hồ, khó nắm bắt nhưng lại có thật trong cảm xúc của con người, mà nhất là những người đang yêu. Có lẽ vì thế thơ tình của Exenhin có sức lay động mạnh mẽ và dễ đi sâu vào lòng người.
Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao cả mà Exenhin suốt đời ngợi ca, và qua đó nhà thơ cũng bộc lộ những quan niệm tiến bộ, đúng đắn về tình yêu. Với ông yêu là phải chung thủy, thiết tha, yêu là phải say đắm, chân thành, yêu là sự tự nguyện của hai con tim hòa cùng nhịp đập và yêu là phải hiến dâng tất cả cho tình yêu. Không chỉ ca ngợi tình yêu cao đẹp và kêu gọi mọi người hãy sống hết mình cho tình yêu, Exenhin còn thể hiện khát vọng cháy bỏng của mình trong tình yêu. Đọc thơ Exenhin chúng ta cảm nhận một nỗi buồn man mác, một trái tim khát khao yêu đương, khát khao tình người, khát khao muốn hòa nhập, lắng nghe và thấu hiểu.
Bên cạnh mặt nội dung thì về mặt nghệ thuật thơ tình của Exenhin cũng có nhiều đặc điểm nổi bật. Ngôn từ trong thơ tình của Exenhin rất giàu hình tượng, nên khi đọc thơ tình của ông ta thấy mọi vật được miêu tả rất chi tiết, cụ thể. Vì thế tình yêu trong thơ ông không xa vời, khó hiểu mà rất quen thuộc, gần gũi. Người đọc dễ dàng tiếp nhận. Xây dựng hình tượng thơ sáng tạo, độc đáo. Thông qua đó nhà thơ đã thể hiện những cung bậc tình cảm hết sức tinh tế và phức tạp trong tình yêu. Đồng thời những hình tượng độc đáo ấy đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả. Ngoài ra trong thơ tình của mình, Exenhin còn xây dựng các hình ảnh biểu tượng. Bạch dương và cánh đồng là hai hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, con người Nga và nơi chốn hạnh phúc yên lành cho tình yêu nảy nở, đơm hoa, kết trái.
Trong thơ tình của Exenhin không gian và thời gian nghệ thuật luôn có mối quan hệ khắn khít với nhau. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình cảm mà tác giả gửi gắm trong thơ của mình. Đồng thời không gian và thời gian nghệ thuật còn giúp cho tác giả thể hiện tình yêu của mình một cách tự nhiên và phù hợp hơn. Mỗi không gian và thời gian luôn gắn với từng cung bậc cảm xúc khác nhau trong tình yêu.Vì vậy thơ tình của Exenhin luôn có sự thu hút kì lạ với độc giả.
Một số biện pháp nghệ thuật khác như nhân hóa, so sánh, kết cấu vòng tròn, phép điệp, đều góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tình yêu. Mỗi biện pháp nghệ thuật có điểm đặc sắc riêng. Tất cả đều cho thấy tài năng điêu luyện của Exenhin trong việc chọn lựa và vận dụng các biện pháp nghệ thuật khác nhau trong thơ tình của mình.
Thơ tình yêu của Exenhin là một đề tài không phải mới lạ, tuy nhiên đề tài đã giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Exenhin – Một nhà thơ có tuổi đời còn quá trẻ nhưng lại muốn đóng góp thật nhiều cho nước Nga với một trái tim tràn ngập tình yêu và chan chứa nỗi buồn. Đồng thời qua đề tài này chúng ta thấy được ý nghĩa sâu sắc và những nét độc đáo trong từng dòng thơ của ông. Có thể nói ông viết về tình yêu bằng sự trải nghiệm, bằng niềm đam mê khám phá và sự chân thành xuất phát từ con tim. Do vậy thơ ông không chỉ viết cho riêng ông hay cho người ông yêu mà còn cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang yêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
★★★
1.Nguyễn Kim Đính – Hoàng Ngọc Hiến – Huy Liên, Lịch sử văn học Xô viết (tập 1-quyển 1), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội – 1982.
2.Thơ Xergây Exênhin, thi ca thế giới chọn lọc, Nhà xuất bản Thanh niên- 2004.
3. Nguyễn Hải Hà (chủ biên), Văn học Nga sự thật và cái đẹp, Nhà xuất bản Giáo dục – 2002.
4. Hà Thị Hòa,Văn học Nga trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Phương Lựu (chủ biên),Lý luận văn học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm
- 2002
6. Nguyệt Minh (chủ biên), Truyện kể về các nhà văn thế giới (tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục – 2007.
7.Trần Thị Nâu,Bài giảng văn học Nga thế kỷ XX- 2005.
8.Vương Trí Nhàn (tuyển chọn), Chân dung văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội – 2000.
9.Vũ Tiến Quỳnh, Maxim Gorki – Essenin – Aitmatov – Ostrovski, Nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM - 1995.
10. Nguyễn Trọng Tạo, Esenin- nhà thơ của thiên nhiên và tình người,Tạp chí VHNN, Nhà xuất bản Hội nhà văn - 2006.
11. Đỗ Lai Thúy, Từ cái nhìn văn hóa, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội – 1999.
12. Thúy Toàn (tuyển chọn), Thơ Blok – Exenhin, Nhà xuất bản văn học Hà Nội – 1983.
13. Thúy Toàn (chủ biên), Thơ Exenhin, Nhà xuất bản văn học Hà Nội – 1995.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU... 1
1.Lý do chọn đề tài... 1
2.Lịch sử vấn đề ... 1
3.Mục đích nghiên cứu... 3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4
5.Phương pháp nghiên cứu ... 4
PHẦN NỘI DUNG... 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM...5
1.1 Nước Nga trước và sau Cách mạng thánh Mười ... 5
1.1.1 Nước Nga trước Cách mạng tháng Mười ... 5
1.1.2 Nước Nga sau Cách mạng tháng Mười ... 5
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Exenhin ... 6
1.2.1 Vài nét về cuộc đời Exenhin ... 6
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Exenhin ... 7
1.3 Vài nét về thơ của Exenhin ... 8
1.3.1 Tình yêu quê hương đất nước ... 8
1.3.2 Tình yêu đôi lứa ... 10
1.3.3 Chất triết lý... 10
1.3.4 Giọng thơ của Exenhin mang một nỗi buồn sâu sắc... 11
1.3.5 Sáng tạo những hình ảnh mới lạ ... 11
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ TÌNH CỦA EXENHIN... 12
2.1 Những cảnh huống và tâm trạng, cảm xúc trong tình yêu... 12
2.1.1. Cảnh huống tỏ tình và tâm trạng lạc quan, yêu đời ... 12
2.1.2 Cảnh huống bên nhau và tâm trạng vui tươi, hạnh phúc lẫn đau đớn, xót xa ... 19
2.1.2.1 cảnh huống bên nhau tình yêu nồng thắm và tâm trạng hạnh phúc, vui tươi ... 19
2.1.2.2 Cảnh huống bên nhau tình yêu phai nhạt và tâm trạng đau đớn, xót xa ... 23
2.1.3 Cảnh huống bị người yêu phản bội và tâm trạng buồn bã, ghen tuông ... 30
2.1.4 Cảnh huống chia tay và tâm trạng luyến tiếc, nhớ nhung ... 32
2.2 Quan niệm về tình yêu trong thơ tình của Exenhin ... 35
2.2.1 Tình yêu hồn nhiên, trinh bạch và trong sáng... 36
2.2.2 Tình yêu chân thành ... 40
2.2.3 Tình yêu say đắm, thiết tha ... 42
2.2.5 Tự do trong tình yêu... 48
2.2.6 Tình yêu đem lại sự trẻ đẹp, quyến rũ... 50
2.2.7 Cao thượng trong tình yêu ... 52
2.2.8 Khát vọng hạnh phúc trong tình yêu... 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ TÌNH CỦA X.EXENHIN...57
3.1 Ngôn từ trong thơ tình của Exenhin... 58
3.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ trong thơ tình của Exenhin ... 62
3.2.1 Xây dựng hình tượng thơ sáng tạo, độc đáo ... 62
3.2.2 Xây dựng các hình ảnh biểu tượng ... 65
3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ tình của Exenhin ... 69
3.3.1 Không gian nghệ thuật ... 69
3.3.2 Thời gian nghệ thuật ... 72
3.4 Một số biện pháp nghệ thuật khác trong thơ tình của Exenhin ... 75
3.4.1 Biện pháp nhân hóa... 75
3.4.2 Biện pháp so sánh ... 77
3.4.3 Kết cấu vòng tròn ... 78
3.4.4 Phép điệp ... 79
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………