Tình yêu chung thủy

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 46)

Tình yêu là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng vô cùng. Tình yêu không dung nạp thói giả dối, lòng ích kỷ, vụ lợi của bản thân mà tình yêu cần những con người biết cảm thông, chia sẻ, biết sống vì nhau và hơn hết là biết yêu bằng cả trái tim chân thành và chung thủy. Có lẽ vì quan niệm đó nên trong thơ ông luôn bộc lộ một tình cảm sâu nặng, một tình yêu thủy chung đến mức gần như tuyệt đối:

“Những hạt mưa không nhìn thấy thoảng bay Tất cả ấm dần, ấm dần lên mọi thứ

Trong mưa bụi, anh nhớ em, anh nhớ Anh, Xergây Exênhin”

[14; tr 43]

Ông hoàng của thơ tình yêu đã từng nâng tình yêu lên thành một triết lí sống: Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ, không thương một kẻ nào?

(Bài thơ tuổi nhỏ-Xuân Diệu)

Cho thấy rằng tình yêu là một thứ tình cảm không thể thiếu với sự sống con người, với cuộc đời này, và tương tư là căn bệnh mà tất cả những người đang yêu đều phải trải qua. Nó là sự mong chờ, là nỗi nhớ thương da diết tràn ngập trong tâm hồn khi xa cách người mình yêu.Tình yêu sâu đậm hay không thường biểu hiện ở nỗi nhớ. Ở đây Exenhin không nhớ khuôn mặt, giọng nói, dáng hình mà nhớ tất cả những thứ thuộc về người yêu bởi nỗi nhớ như mưa bụi tràn ngập tất cả, nhưng lại được thể hiện trong một câu thơ ngắn ngọn với sự lặp lại hai lần của hai chữ “anh nhớ”.

Nỗi nhớ được thể hiện rất nhiều trong thơ tình của Exenhin với nhiều cách thể hiện khác nhau. Ở đây nỗi nhớ lại một lần nữa lại được tác giả thể hiện một cách rất cảm động:

“Nhớ luôn, em hỡi, nhớ hoài Mái đầu em tựa, tóc ngời hào quang

Xa em giờ phải lỡ làng,

Không vui cũng chẳng dễ dàng đâu em” [2; tr 110]

Ngay câu thơ đầu tiên đã tạo ấn tượng với độc giả về một nỗi nhớ da diết và triền miên “Nhớ luôn, em hỡi, nhớ hoài”. Thông qua câu thơ này người đọc đã có thể khẳng định rằng tình yêu mà tác giả dành cho nhân vật em rất sâu nặng. Dù nghịch

nguyên những kỷ niệm về em:“mái đầu em tựa, tóc ngời hào quang”. Mặc cho năm tháng có trôi qua thì bụi thời gian cũng không thể làm phai mờ những ký ức về em. Thậm chí là khi “trái tim ngừng đập sẵn sàng”

“Trái tim ngừng đập sẵn sàng Yêu người yêu khác, sầu mang bên lòng

Ôi thiên tình sử nghẹn ngùng! Ngồi bên ai, vẫn mơ màng nhớ em.”

[2; tr 111]

Qua các câu thơ trên người đọc nhận ra rằng vị trí của nhân vật em trong tim của nhà thơ là không ai có thể thay thế được nên: “Yêu người yêu khác, sầu mang bên lòng” và “Ngồi bên ai, vẫn mơ màng nhớ em”. Dù tất cả đã qua và không bao giờ trở lại nhưng tác giả vẫn nhớ hoài hình ảnh của nhân vật em, cùng những cảm xúc và kỷ niệm mà hai người đã trải qua bên nhau. Điều này khẳng định một tình yêu sâu đậm, thủy chung không dời đổi.

Exenhin được mệnh danh là “thi sĩ của làng quê”. Ở một bình diện khác, một góc nhìn khác mà xem xét ta còn thấy ở con người ấy toát lên vẻ đẹp của một thi sĩ đa tình. Với Exenhin, tình yêu là một tình cảm cao đẹp và quý giá của con người. Khi đến với tình yêu nhà thơ luôn chung thủy hết mực:

“Em đã bỏ đến phương trời xa lạ Chẳng còn hoa nở trên những ước mơ Chỉ mình anh còn lại ngẩn ngơ

Hồn khổ đau chẳng ai thăm, âu yếm” [14; tr 25]

Dù cho em đã ra đi phương trời xa lạ nhưng anh vẫn nhớ về em, và dường như với anh em là tất cả những gì tươi đẹp nhất, hạnh phúc nhất. “Hoa” tượng trưng cho vẻ đẹp, “ước mơ” tượng trưng cho những gì hạnh phúc và tươi đẹp nhất. Nhưng khi em ra đi “Chẳng còn hoa nở trên những ước mơ” điều này đồng nghĩa với việc những gì đẹp đẽ, tươi vui, hạnh phúc đã tan biến hết. “Chỉ mình anh còn lại ngẩn ngơ” vì nỗi nhớ giày vò, vì buồn thương da diết và vì “Hồn khổ đau chẳng ai thăm, âu yếm”. Câu thơ cuối thể hiện tập trung nhất, cao độ nhất sự cô đơn, trống vắng khi xa cách người yêu.

Dù hai người cách xa nhau, nhưng với tình yêu thủy chung và kèm theo đó là một tâm trạng buồn thương da diết, nhà thơ thường đến nơi thầm kín mà hai người từng hẹn hò để tìm lại dư âm của tình yêu hôm nào:

“Nơi hò hẹn chúng mình thầm kín Cứ chiều chiều anh lại đến em ơi Bóng hình em thấp thoáng xa vời

Trong thanh vắng nghe nỗi lòng thổn thức” [14; tr 25]

Vì nhớ thương nên chiều chiều thi sĩ đến nơi hò hẹn thầm kín của hai người. Và nơi ấy có biết bao kỹ niệm về em, nỗi nhớ trong lòng của nhân vật anh càng thêm da diết. Chỉ có bốn câu thơ nhưng có tới hai sự đối lập, đối lập thứ nhất là sự thanh vắng của cảnh vật và nỗi lòng thổn thức của tác giả, càng làm cho nỗi nhớ như tăng thêm và điều này đã dẫn đến sự đối lập thứ hai. Đó là khi nỗi nhớ càng tăng thì hình ảnh về

nhân vật em càng không rõ ràng, cụ thể mà lại thấp thoáng xa vời. Qua sự đối lập đó, tác giả đã làm nổi bật lên nét tâm lý thường gặp ở những người đang yêu đó là sự tự mâu thuẫn với chính mình. Bên cạnh đó câu thơ thứ ba vừa thể hiện sự mờ ảo, xa vời của bóng hình nhân vật em, vừa có chút gì như tiếc nuối cố gắng níu kéo nhưng xót xa, bất lực. Những cảm xúc ấy như dồn nén lại và nhà thơ đã thể hiện một cách cô động mà khắc khoải, ngắn gọn mà chua xót ở câu thơ cuối. Tất cả đều nhằm khắc sâu một tình yêu đau đớn nhưng thủy chung của tác giả. Hai câu thơ cuối này gợi cho người đọc liên tưởng đến các câu thơ trong bàiĐây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:

“Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà”

Nỗi nhớ nhung lưu luyến, sự thương tiếc xót xa là một trong những biểu hiện của một tình yêu chân thành và chung thủy, nhưng đôi khi sự chung thủy trong tình yêu lại được thể hiện một cách trực tiếp:

“Cho mình em tôi có thể hiến dâng Tôi được dạy về tình yêu chung thủy Kẻ lãng tử lại trên đường hiệp sĩ Lại cất lời hát về những hoàng hôn”

[14; tr 95]

Tác giả đã thể hiện sự cao cả và thủy chung trong tình yêu. Bởi ở ngay câu thơ đầu tiên nhà thơ đã khẳng định tôi có thể hiến dâng tất cả nhưng chỉ “cho mình em”. Sự chung thủy trong tình yêu lại được tiếp tục nhấn mạnh ở lời tuyên bố thẳng thắn nhưng chân thành của tác giả: “Tôi được dạy về tình yêu chung thủy”. Sự chung thủy trong thơ tình của Exenhin không có nghĩa là khi yêu nhau thì phải suốt đời ở bên cạnh nhau. Mà khi yêu nhà thơ vẫn là lãng tử đa tình, vẫn tự do bay nhảy trên bước đường phiêu bạt và đương nhiên là vẫn có thể “lại cất lời hát về những hoàng hôn”. Thậm chí là “Chẳng sợ gì phóng về phía em xa”. Nhưng điều quan trọng là khi bên nhau tác giả đã chân thành với cảm xúc và chung thủy với tình cảm dành cho nhân vật em. Đó là sự thủy chung trong tâm hồn không gò bó về thể xác. Sự thủy chung ấy rất đáng trân trọng vì nó vượt lên cách hiểu cứng nhắc và máy móc về sự thủy chung thông thường.

Chính vì yêu hết lòng, hiến dân tất cả và chung thủy hết mực nên Exenhin đã viết nên những vần thơ thể hiện sự trân trọng và tôn vinh một trái tim yêu đến tận đáy lòng:

“Nếu ta yêu đến tận đáy lòng Thì trái tim hóa thành vô giá Chỉ ánh trăng Têhêran lạnh quá Không thể làm bài ca ấm lên”

[14; tr 144]

Exenhin luôn là người sống hết mình cho tình yêu, khi yêu ông luôn muốn yêu bằng cả con tim với tất cả sự đam mê, say đắm “Hãy nồng nàn, hãy đắm say hơn”. Nhưng thế vẫn còn chưa đủ, mà hơn thế nữa nhà thơ còn muốn yêu đến tận đáy lòng, đến tận cùng ngõ ngách trong tim, muốn đạt đến cái tận cùng trong cái vô cùng của

tình yêu. Điều này ta cũng đã từng bắt gặp trong thơ tình của Tagore thông qua hình ảnh đôi mắt của nhân vật em: “Đôi mắt băn khoăn của em buồn, đôi mắt của em muốn nhìn vào tâm tưởng anh, như trăng kia muốn vào sâu biển cả” (Bài thơ số 28- Người làm vườn). Ở câu thơ thứ hai tác giả khẳng định sự quý giá của một trái tim yêu đến tận đáy lòng: “Thì trái tim hóa thành vô giá”, điều làm nên sự quý giá đó có lẽ là lòng nhiệt thành, đam mê, sự thủy chung, son sắt. Qua đó ta thấy quan niệm về một tình yêu thủy chung, một trái tim yêu hết lòng luôn thấm đượm trong thơ tình của Exenhin.

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 46)