Bên cạnh việc phát huy và tận dụng triệt để các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa Exenhin cũng chú ý vận dụng biện pháp nghệ thuật đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) vào thơ tình của mình. Ở biện pháp này khổ thơ đầu và cuối giống nhau tạo một vòng tròn kép kín, đồng thời người đọc có cảm giác như tình cảm cứ lặp lại theo một vòng tròn không có điểm kết thúc.
“Như tất cả em bình thường đơn giản Như trăm nghìn cô gái khác nước Nga Em biết vẻ cô đơn trời rạng sáng Tiết thu về lạnh lẽo xanh xa
……….. Dù là lê hoặc mận, dường như
Đều trong lá trong nghiên nghiên ánh mắt Như tất cả em bình thường đơn giản Như trăm nghìn cô gái khác nước Nga
[14; tr 103-105]
Ở đây ta thấy hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối của bài thơ này được lặp lại hoàn toàn (kết cấu vòng tròn) nhằm nhấn mạnh những đặc điểm của nhân vật em. Với tác giả nhân vật em cũng có những nét tính cách mà các cô gái Nga khác thường có. Đó là sự nhạy cảm và tỉ mỉ, chỉ có những tâm hồn nhẹ nhàng, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được “vẻ cô đơn trời rạng sáng khi tiết thu về lạnh lẽo xanh xa”. Con người bị cuốn theo những thăng trầm của cuộc sống, trải qua bao năm tháng tác giả nhớ về nhân vật em. Vượt lên tất cả những cái nhỏ nhặt, tầm thường người yêu ngày xưa hiện lên trong ký ức của tác giả với đầy đủ những nét đẹp vốn có của các cô gái Nga. Để kết thúc bài thơ vẫn là hai câu “Như tất cả em bình thường đơn giản; Như trăm nghìn cô gái khác nước Nga”. Qua kết cấu vòng tròn người đọc cảm nhận như nỗi nhớ về
người yêu khi xưa của tác giả cứ lặp đi, lặp lại như một cái vòng lẩn quẩn không thể nào xóa nhòa được.
Hay đến với bài thơ khác ta thấy cũng có sự lặp lại hoàn toàn bốn câu thơ đầu và bốn câu cuối của bài thơ:
“Em thân yêu hãy ngồi lại gần anh Hai đứa mình cùng nhìn nhau vào mắt Để anh nghe trong cái nhìn khoảnh khắc Dục vọng dâng như bão tuyết quay cuồng”
[14; tr 106-108]
Ta thấy bốn câu thơ này là bốn câu thơ mở đầu và cũng là bốn câu thơ kết thúc cho một bài thơ. Về mặt hình thức, kiểu kết cấu vòng tròn làm cho các câu thơ trong cùng một bài thơ có sự lặp lại, nhưng tạo cho người đọc cảm giác về sự hoàn chỉnh, cân bằng và chặt chẽ của bài thơ. Về mặt nội dung, kiểu kết cấu này cũng có tác dụng nhấn mạnh điều mà tác giả muốn thể hiện trong bài thơ của mình. Cụ thể là ở bài thơ này sự lặp lại của bốn câu thơ có tác dụng nhấn mạnh lời mời gọi của một trái tim khát khao yêu thương. Qua đó tác giả thể hiện một tình yêu say đắm, thiết tha trong từng khoảnh khắc.
Như chúng ta đã biết văn học nói chung và nhất là thơ ca có thể nắm bắt tất cả những cái mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong tâm hồn của con người, mà đặc biệt là những cung bậc, cảm xúc trong tình yêu. Nếu bài thơ trên khắc sâu vào lòng độc giả là lời kêu gọi chân thành thiết tha, thì ở bài thơ sau chúng ta bắt gặp một tâm trạng buồn đau tiếc nuối của một mối tình tan vỡ. Cảm giác ấy như được nhân lên khi đoạn thơ này là đoạn thơ mở đầu và cũng là đoạn kết thúc của bài thơ:
“Đừng thơ thẩn, đừng giẫm nhầu bụi thắm Và cũng dừng tìm dấu vết thiên nga Với mái tóc rộm vàng như kiều mạch Mãi mãi rồi em rời khỏi giấc mơ
[2; tr 42-43]
Tóm lại trong thơ tình của Exenhin ta cũng thường bắt gặp kết cấu vòng tròn. Thông qua các bài thơ trên, ta thấy kết cấu vòng tròn làm cho nỗi nhớ người yêu của tác giả lặp đi lặp lại như một vòng tròn không thể nào thoát ra được. Ngoài ra kế cấu này còn nhấn mạnh, khắc sâu tình yêu say đắm, thiết tha xuất phát từ trái tim khát khao yêu đương nồng cháy. Đồng thời tình cảm tác giả thể hiện trong thơ như được nhân lên. Bài thơ là một chỉnh thể nghệ thuật trong đó các câu thơ ở đoạn mở đầu và kết thúc có ý nghĩa đặc biệt trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.