Nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ trong thơ tình của

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 63)

Là một trong những chủ soái của nhóm thơ hình tượng, Exenhin luôn nhấn mạnh về tính hình tượng trong thơ. Nhà thơ đã viết:" trong thơ tôi, bạn đọc cần chú ý tính cảm xúc và tính hình tượng mà nó đã từng chi phối các nhà thơ trẻ tuổi. Không phải tôi mới nghĩ ra hình tượng này, nó đã từng và đang là cơ sở tinh thần và cái nhìn Nga, nhưng tôi là người đầu tiên phát hiện và lấy nó làm nền tảng trong thơ mình, nó sống trong tôi một cách hữu cơ, là niềm say mê và cảm xúc của tôi. Đây chính là đặc điểm của thơ tôi" (Dẫn theo Hà Thị Hoà). Thơ tình của Exenhin rất nhiều hình tượng cụ thể, gần gũi và rất dễ hình dung. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là thơ tình của Exenhin quá đơn giản và bình thường. Ngược lại khi khảo sát mảng thơ tình của ông chúng tôi bắt gặp những hình tượng thơ rất mới lạ và độc đáo.

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm hệ mặt trời, trái đất và các thiên thể khác quay quanh mặt trời. Như vậy mặt trời cũng là một phần của vũ trụ thuộc về thiên nhiên vĩnh hằng và đem lại sự sống, nguồn năng lượng cho con người. Mặt khác một số dân tộc trên thế giới tôn thờ mặt trời như một vị thần bởi họ cho rằng chính thần mặt trời đã đem lại ánh sáng, sự sống cho họ.

Đó là mặt trời trong cái nhìn của các nhà khoa học và trong đức tin của con người, còn mặt trời trong cái nhìn của thi sĩ Exenhin thì lại khác, mặt trời trong thơ ông được xem như là một sinh thể có hồn và rất cụ thể:

“Ánh mặt trời mùa đông Bò quanh cây chầm chậm Lại rắc thêm lớp bạc Mới tinh khôi trên cành”

[2; tr 33]

Trước mắt người đọc mặt trời mùa đông như một sinh thể mà mọi cử động của nó ta đều có thể nhìn thấy được. Sinh thể ấy có thể “bò” quanh cây và “rắc” thêm lớp bạc mới tinh khôi trên cành, quả là một hình tượng thật mới lạ và độc đáo. Nếu trong thơ tình của Puskin mặt trời hiện lên với sức nắng diệu kỳ cùng sự bất diệt của nó “Mặt trời ơi! Sức nắng diệu kỳ; Đầy sương sớm với tâm hồn nguyên thuỷ; Với năm tháng vẫn quay về bền bỉ..” (Sương và nắng). Thì ở đây trong thơ Exenhin mặt trời hiện lên không còn là một phần của vũ trụ xa xôi, lạ lẫm mà rất gần gũi, hồn nhiên và sống động. Đây quả là một hình tượng mới lạ. Với sự sáng tạo độc đáo này, hình ảnh mặt trời trong thơ Exenhin đã thể hiện một tình cảm hồn nhiên, tinh khôi, trinh bạch và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Khi nói về thơ Exenhin người đọc thường hay liên tưởng đến hình ảnh của ánh trăng lặng lẽ toả ôm những khoảng không vô tận, cơn gió thu đưa những hạt mưa buồn se sắt tràn qua những cánh đồng lạnh lẽo trơ gốc rạ, và những hàng bạch dương phủ tuyết trắng như khoác áo tang đứng khóc. Tại sao khi nói đến thơ Exenhin người đọc lại liên tưởng đến những hình ảnh buồn đến vậy? Những hình ảnh đó lại có sức ám ảnh với độc giả ghê gớm đến thế sao? Đi vào tìm hiểu mảng thơ tình của Exenhin chúng tôi đã có câu trả lời, và câu trả lời: sự thật đúng là như thế. Sở dĩ những hình ảnh ấy có sức ám ảnh ghê gớm với độc giả như thế bởi đơn giản đó là những hình tượng độc đáo và mới lạ, mà điển hình là hình tượng “bạch dương choàng áo tang đứng khóc”

“Bình nguyên tuyết, vầng trăng trắng toát Mặt đất quê vải liệm phủ trắng mình Và bạch dương choàng áo tang đứng khóc Ai qua đời? Ai chết? Chính tôi chăng ?

[2; tr 126]

Viết về bạch dương thì có nhiều nhưng viết về hình tượng bạch dương choàng áo tang đứng khóc có lẽ chỉ có một mình Exenhin mà thôi. Quả là một liên tưởng sáng tạo và độc đáo của Exenhin khi ông nhìn những cây bạch dương bị tuyết bám trên thân cành vào mùa đông. Và hình ảnh ấy trong cái nhìn của thi nhân thì bạch dương không còn là một loài thực vật bình thường nữa. Nó đã trở thành một con người bằng xương, bằng thịt cũng có cảm xúc, cũng biết đau khổ và cũng biết choàng áo tang khóc tiễn đưa một linh hồn. Hình ảnh bạch dương choàng áo tang đứng khóc khiến ta liên tưởng đến người vợ, hay người tình của tác giả với nỗi đau mất đi người thân yêu nhất của mình “choàng áo tan đứng khóc”. Bởi Exenhin đã có lần thổ lộ “Tôi chống việc đến dự ngày lễ thánh; Hồn phải lòng những chiếc lá bạch dương” [2; tr 80] hay là “Sao tôi muốn ôm ghì xiết chặt; Những ngực bạch dương thơm ngát khỏa trần” [14; tr 49]. Liên tưởng độc đáo này chỉ có ở Exenhin và hình tượng sáng tạo này chỉ có ở thơ Exenhin.

Như chúng ta đã biết nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ của Exenhin rất đa dạng và phong phú. Đến với mảng thơ tình yêu của ông chúng ta bắt gặp hình tượng cây bạch dương xuất hiện nhiều lần. Thơ tình của Exenhin không chỉ có hình tượng cây bạch dương ưu buồn, ảm đạm choàng áo tang đứng khóc, mà còn có cây bạch dương xinh đẹp như một thiếu nữ tràn sức sống, hình ảnh này gợi lên một tình yêu tinh khôi, trong trắng:

“Mái tóc xanh

Vòng ngực tròn thiếu nữ

Ôi bạch dương, bạch dương mãnh dẻ Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm?”

[2; tr 76]

Tại sao Exenhin lại có thể viết nên những vần thơ độc đáo và có những ý tưởng mới lạ đến vây? Chỉ có tâm hồn yêu thiên nhiên mãnh liệt, và một trái tim luôn khát khao muốn hòa nhập, lắng nghe và thấu hiểu trong tình yêu thì mới có thể làm được điều đó. Trong suy nghĩ của nhà thơ cây bạch dương cũng có thể trở thành một thiếu nữ tươi trẻ với vẻ đẹp khỏe khoắn. Điều này thể hiện rõ qua mái tóc xanh, vòng ngực tròn và dáng của bạch dương thì mãnh dẻ có vẻ thướt tha nhưng không hề yếu đuối. Hình ảnh ấy đủ khơi gợi nên trong tâm hồn độc giả một sự rung cảm mạnh mẻ mà trong sáng, lãng mạn mà tinh khôi. Đôi khi tình yêu được thể hiện một cách mãnh liệt:

“Dang tay muốn xiết vào mình

Đôi cây thủy liễu phong phanh ngực trần” [13; tr 68]

Khi con người có tình yêu, niềm đam mê thì có thể vượt qua tất cả và sức sáng tạo là vô tận. Chính vì xuất phát từ tình yêu say đắm và gắn bó với bạch dương Nga nên Exenhin mới có thể sáng tạo ra những hình tượng độc đáo đến như vậy.

Exenhin là một người luôn sống hết mình cho tình yêu. Ông luôn quan niệm tình yêu là tình cảm thiêng liêng xuất phát từ hai phía, và tình yêu là tiếng nói tự do của con tim không cưỡng ép, ràng buộc càng không có gì phải che dấu. Có lẽ xuất phát từ quan niệm đó nên ông đã hồn nhiên bộc lộ tình yêu của mình một cách thẳng thắn đôi khi hơi thô tục. Nhưng kỳ thực, chính những vần thơ như thế lại thể hiện cá tính của nhà thơ một cách mạnh mẽ nhất và đã để lại những hình tượng rất độc đáo:

“Chúng tôi ở nước Nga, bao cô gái rất xinh Trên thảo nguyên chúng tôi ôm như chó

Học cách hôn chẳng tốn xu nào cả

Chẳng phải giắt dao găm, chẳng phải đánh thằng nào?” [14; tr 142]

Ta thấy các câu thơ trên ngôn từ dù rất cụ thể, hình ảnh nhưng không trau chuốt và dường như hơi thô tục, hoàn toàn khác với những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên với ngôn từ mượt mà, bóng bẩy. Người đọc có thể bị “choáng” với những câu thơ thẳng thắn đến mức như thế. Mặc dù vậy nhưng các câu thơ trên thể hiện một tình yêu tự do, phóng khoáng và cũng không kém phần mãnh liệt. Phải công nhận là hình tượng thơ rất độc đáo, có lẽ chỉ có Exenhin mới để cho cảm xúc mãnh liệt của mình tuôn trào và bộc lộ nó một cách thẳng thừng và mộc mạc như thế. Với thơ tình của Exenhin không chỉ có những hình tượng thơ mượt mà, trau chuốt mới có sức ám ảnh với độc giả, mà đôi khi những vần thơ nghe dường như thô kệch như thế này cũng có khả năng để lại ấn tượng trong lòng độc giả.

Tóm lại khi khảo sát mảng thơ tình của Exenhin chúng tôi bắt gặp những hình tượng mới lạ, độc đáo. Hình ảnh của bạch dương thật nổi bật với “Mái tóc xanh; Vòng ngực tròn thiếu nữ” hay “Bạch dương choàng áo tang đứng khóc”. Đôi khi tình yêu được thể hiện mãnh liệt và mạnh mẽ “Dang tay muốn xiết vào mình; Đôi cây thủy liễu phong phanh ngực trần”…Thông qua những hình ảnh độc đáo, mới lạ này nhà thơ đã thể hiện những cung bậc tình cảm hết sức tinh tế và phức tạp trong tình yêu. Chính những hình tượng ấy làm cho tên tuổi của Exenhin ngày càng khắc sâu vào lòng độc giả và vẫn lưu giữ cho tên tuổi của Exenhin mãi ngời sáng trước thử thách nghiệt ngã của thời gian.

3.2.2 Xây dựng các hình ảnh biểu tượng

Không phải vô cớ Exenhin được mệnh danh là nhà thơ của nỗi sầu đồng ruộng Nga. M. Gorki nhận xét: “Nghe những câu thơ này, bất giác ta nghĩ rằng Êxênhin là một con người - đúng hơn là một chiếc đại phong cầm - tạo hoá sinh ra hoàn toàn dành cho thơ ca, sinh ra để diễn đạt nỗi buồn vô tận của đồng ruộng”. Đúng là như thế, khảo sát khoảng 50 bài thơ phong cảnh của Exenhin hầu như bài nào cũng xuất hiện những hình ảnh đồng quê. Trong đó, hình ảnhcánh đồng xuất hiện rất nhiều. Đó là trong thơ Exenhin nói chung, riêng trong thơ tình của Exenhin hình tượng cánh đồng là biểu tượng cho nơi chốn an lành, hạnh phúc và là nơi lý tưởng để các đôi tình nhân xây dựng mái ấm. Hình tượng cánh đồng cứ lặp đi lặp lại ở nhiều thời điểm và mang nhiều dáng vẻ, màu sắc khác nhau như hình tượng cánh đồng vàng ngân vang réo rắt:

“Nước Nga vàng, hãy vang ngân réo rắt Ngọn gió cuồn hãy lay động xốn xang Hạnh phúc kẻ đem niềm vui dào dạt Hát nỗi sầu đồng ruộng nước Nga vàng Nước Nga vàng, hãy ngân vang réo rắt!”

[2; tr 73]

Không hiểu sao trong thơ của Exenhin luôn phản phất nỗi buồn, một nỗi buồn vô tận không thể hiện ra câu chữ một cách quá lộ liễu, sỗ sàng, cũng không quá trừu tượng, khó hiểu. Nhưng cái hay của Exenhin là ở chỗ, ông biết khơi gợi và biểu hiện nỗi buồn một cách ý nhị, vừa phải. Điều này khiến cho “nỗi sầu đồng ruộng” trong thơ phản phất, man mác nhưng không tạo nên sự trùng lặp làm cho độc giả cảm thấy chán

ngán, mà lại có sức thu hút kỳ lạ. Sự thu hút ấy toát lên từ hình ảnh rất lãng mạn nước Nga vàng ngân vang réo rắt cùng ngọn gió cuồn lay động xốn xang. Và điểm nhấn ở khung cảnh lãng mạn ấy là kẻ đem niềm vui dào dạt nhưng lại hát nỗi sầu đồng ruộng nước Nga vàng. Quả là một sự đối lập độc đáo tạo nên điểm nhấn cho đoạn thơ trên.

Không chỉ có cánh đồng màu vàng mà hình ảnh cánh đồng màu đỏ và màu xanh cũng xuất hiện hết sức sinh động trong thơ Exenhin:

“Ôi nước Nga cánh đồng màu thắm đỏ Và màu xanh ngã xuống giữa lòng sông Tôi yêu đến sướng vui và đau khổ

Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông” [2; tr 71]

Ở đây ta thấy tác giả quan sát cánh đồng rất tỉ mỉ ở nhiều thời điểm và nhiều góc độ khác nhau. Có lẽ tác giả nhìn cánh đồng lúc bình mình ánh mặt trời mới nhô lên, ánh đỏ của mặt trời vào buổi sáng soi rọi xuống cánh đồng và hình ảnh cánh đồng màu thắm đỏ đã in đậm vào thơ ông. Khi ánh mặt trời lên cao đã soi rõ mọi vật thì cánh đồng với màu xanh đầy sức sống hiện ra và in bóng xuống lòng sống. Hình ảnh cánh đồng giản dị, nhưng tươi đẹp ấy đã gắn liền với tác giả thời ấu thơ nên ông yêu đến “sướng vui và đau khổ” cùng “nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông”.

Trong thơ Exenhin hình ảnh cánh đồng không phải lúc nào cũng hiện lên với vẻ đẹp làm say lòng người mà đôi khi trong thơ ông hình tượng cánh đồng cũng hiện lên với vẻ hoang tàn, rừng cây xác xơ, lúa đồng đã gặt chỉ còn trơ lại gốc rạ và nước bốc hơi ẩm pha sương mờ:

“Lúa đồng đã gặt, rừng cây xác xơ Nước bốc hơi ẩm pha sương mờ Mặt trời lặng lẽ như một bánh xe Lăn xuống sau núi xanh mù che.”

[2; tr 46]

Như trên đã nói cánh đồng trong thơ Exenhin là một hình tượng đặc biệt được ông “yêu đến sướng vui và đau khổ” dày công miêu tả và là một trong những hình tượng làm nên nét đặc trưng cho phong cách của Exenhin. Chính vì hình tượng này đặc biệt đến thế nên trong thơ ông nó không còn dừng ở mức hình tượng thông thường nữa, mà nó đã nâng lên thành biểu tượng. Biểu tượng cho nông thôn Nga, làng quê Nga và vẻ đẹp một nước Nga “bằng gỗ”cổ xưa chỉ còn tồn tại trong những ai hoài của một nhà thơ yêu thiên nhiên say đắm. Đó là trong thơ của Exenhin nói chung, còn riêng trong mảng thơ tình của Exenhin chúng tôi nhận thấy rằng hình tượng cánh đồng không chỉ biểu tượng cho làng quê Nga, nông thôn Nga, mà hình tượng cánh đồng còn là biểu tượng cho một nơi chốn thanh bình, hạnh phúc:

“Tà áo dài màu xanh đang bay lượn Trên cánh đồng đêm gió lạnh mênh mông Niềm hạnh phúc dại khờ thương mến Mát tinh khôi đôi má ửng hồng”

[14; tr 46 ]

Màu xanh là màu tượng trưng cho niềm tin, hy vọng cho sức sống tràn đầy. Tác giả đã cảm nhận màu xanh của cánh đồng như chiếc áo dài màu xanh đang bay lượn bởi những cơn gió lướt qua. Màu xanh tươi nguyên đầy sức sống của cánh đồng hài

hòa với đôi má ửng hồng của “cô gái dịu dàng” cùng làng gió lượn tạo nên một cảm giác mát thật đặc biệt, mát tinh khôi. Hai từ “tinh khôi” vừa gợi nên sự tinh khiết của cô gái, vừa tạo cảm giác trong lành, mát mẻ của không khí. Để rồi cánh đồng hiện lên với vẻ đẹp mênh mông của màu sắc, của cảm giác mát tinh khôi. Qua đó khơi gợi một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và trinh bạch. Các câu thơ trên truyền sang cho độc giả “niềm hạnh phúc dại khờ thương mến” đang dâng lên trong lòng thi nhân. Ở đây hình tượng cánh đồng đã thoát khỏi hình ảnh cánh đồng ngoài thực tại, và hình tượng này đã trở thành biểu tượng cho một nơi chốn hạnh phúc, yên lành để tình yêu nảy nở.

Khi người ta yêu thương thì cũng là lúc người ta biết bắt đầu mơ mộng, và trong “giấc mộng dịu dàng vẫn lặng lẽ cháy lên” một thế giới tươi đẹp đã hiện ra với “cánh đồng ngả rạ” cùng “ngôi nhà gỗ trong hồn”

“Nhưng giấc mộng dịu dàng vẫn lặng lẽ cháy lên Tất cả đều tàn phai trong xanh mờ khói tỏa Một thế giới cho em là cánh đồng ngả rạ Một thế giới cho em ngôi nhà gỗ trong hồn”

[14; tr 115]

Trong đoạn thơ này ta lại một lần nữa thấy hình ảnh cánh đồng hiện lên. Cho dù tất cả đều tàn phai trong xanh mờ khói tỏa nhưng với tình yêu mãnh liệt, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ thì tình yêu “vẫn lặng lẽ cháy lên”, bởi ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phải(Tôi yêu em – Puskin) trong lòng tác giả. Thế nên trong giấc mộng dịu dàng ấy vẫn có một thế giới bình yên cho em là “ngôi nhà gỗ” bên “cánh đồng ngả rạ”. Có lẽ suốt khoảng thời thơ ấu của mình, Exenhin đã sống bình yên nơi thôn quê gắn với hình ảnh cánh đồng, nên khi yêu ông cũng mơ về một nơi bình yên có “cánh đồng và ngôi nhà gỗ”. Trong tâm tưởng của tác giả hình tượng cánh đồng đã trở thành biểu tượng

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)