Cao thượng trong tình yêu

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 53)

Trong bài thơ “Tôi yêu em” Puskin đã từng thể hiện sự mâu thuẫn trong nội tâm của mình khi “Tôi yêu em đến nay chừng có thể; Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”, “Nhưng không muốn em bận lòng thêm nữa; Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”. Có lẽ sự mâu thuẫn ấy bắt nguồn từ sự cao thượng trong tình yêu, bởi nhà thơ chỉ muốn người yêu được hạnh phúc và không gợn chút u hoài vì mình. Trong thơ tình của mình, Exenhin cũng bộc lộ quan niệm là phải luôn có sự cao thượng trong tình yêu. Sự cao thượng đó thể hiện thông qua sự bao dung, vị tha của nhà thơ với người yêu:

“Nhưng em luôn tìm kiếm người yêu dấu Day dứt trong cảnh tù tội ngọt ngào Tôi không ghen với em nhiều lắm

Cũng chẳng nhiều lời nguyền rủa em đâu” [14; tr 120]

Người ta nói rằng trong tình yêu là không chấp nhận có người thứ ba, và tình yêu là thứ tình cảm không thể chia sớt cho bất cứ ai. Thế nhưng nhân vật em vẫn luôn tìm kiếm người yêu dấu. Có lẽ vì thế nên người yêu của tác giả cảm thấy có lỗi và “day dứt trong cảnh tù tội ngọt ngào”. Exenhin cũng là một con người bình thường, cũng biết sướng vui và đau khổ, cũng biết hờn giận và ghen tuông nên làm sao nhà thơ không đau buồn khi “em luôn tìm kiếm người yêu dấu”. Mỗi người có cách thể hiện tình yêu khác nhau và khi ghen tuông cũng thế, yêu càng nhiều thì sự ghen tuông càng dữ dội. Riêng với Exenhin ta thấy dường như sự hờn ghen ở đây bộc lộ một cách rất

nhẹ nhàng “Tôi không ghen với em nhiều lắm”. Phải chăng tình cảm mà tác giả dành cho người yêu của mình không sâu đậm? Thật ra không phải như thế, Exenhin là một thi sĩ đa tình luôn khát khao yêu thương. Và ông có quan niệm trong tình yêu là phải chân thành, say đắm, thiết tha thì tình cảm của nhà thơ dành cho người yêu là rất sâu đậm. Nhưng khi biết “Em luôn tìm kiếm người yêu dấu” trái tim nhà thơ rất đau đớn bởi ông biết rồi tình sẽ vỡ tan. Mặc dù vậy nhưng nhà thơ không thù hận hay nặng lời với người yêu mà “Tôi không ghen với em nhiều lắm; Cũng chẳng nhiều lời nguyền rủa em đâu”. Thông qua hai câu thơ này người đọc thấy ở nhà thơ một tâm hồn cao thượng, một trái tim bao dung, một thái độ đáng được ngợi ca, trân trọng trong tình yêu.

Trong thơ ca có rất nhiều cảnh chia tay, nhưng riêng trong thơ tình của Exenhin cảnh chia tay nào cũng có những nét rất khác, rất đặc biệt và đã để lại dấu ấn với độc giả. Thường thì trong tình yêu khi chia tay nhau, người ta sẽ chúc nhau gặp nhiều mai mắn và hạnh phúc. Nhưng với Exenhin thì lại khác, nhà thơ không chúc người yêu của mình sẽ gặp nhiều hạnh phúc mà thi nhân khuyên người yêu: “Đừng động đến những ai còn trong trắng; Đừng quyến rũ người chưa biết khổ đau gì”

“Vâng em cứ đi đường em cho rảnh Những ngày buồn tan thành bụi bay đi Đừng động đến những ai còn trong trắng Đừng quyến rũ người chưa biết khổ đau gì”

[14; tr 99]

Khi cả hai không còn yêu nhau nữa, và tình yêu không còn đem đến cho nhau niềm hạnh phúc thì chia tay. Mỗi người đi tìm hạnh phúc đích thực của đời mình, có lẽ đó là giải pháp tốt nhất. Ở hai câu thơ đầu tiên, ta thấy như tác giả rất là lạnh lùng và kiên quyết khi chia tay: “Vâng em cứ đi đường em cho rảnh; Những ngày buồn tan thành bụi bay đi”. Ẩn sau lời nói có vẻ như vô tình đó là cả một trái tim tràn đầy tình yêu thương. Nhà thơ khuyên người yêu “Đừng động đến những ai còn trong trắng; Đừng quyến rũ người chưa biết khổ đau gì”. Bởi nhà thơ muốn người yêu của mình sẽ tìm được người yêu đích thực, và người ấy sẽ đem lại hạnh phúc cho người yêu của tác giả. Để cả hai người không phải chịu nỗi khổ của tình yêu tan vỡ như nhà thơ hiện đang phải gánh chịu. Dù Exenhin không dùng những lời chúc tụng mĩ miều, tốt đẹp khi chia tay, nhưng tận sâu thẳm trong trái tim mình nhà thơ vẫn lo lắng và mong cầu cho người yêu được hạnh phúc. Điều này chứng tỏ một tình yêu cao thượng nơi tác giả.

Trong tình yêu, hạnh phúc nhất là lúc người yêu tỏ tình với mình và đau đớn nhất là lúc biết được người yêu của mình phản bội. Nhưng ở thơ tình của Exenhin nỗi đau ấy được nhà thơ nhẹ hóa đi bởi “Chỉ cần sao cuộc đời được đẹp hơn”

“Thi sĩ khi đến với tình nhân

Thấy tình nhân trên giường cùng kẻ khác Không cần đến dao găm làm giải pháp Chỉ cần sao cuộc đời được đẹp hơn”

nhau ai cũng mong tình yêu của mình luôn bền vững và người yêu của mình mãi chung tình. Nhưng thật đau đớn khi “Thi sĩ đến với tình nhân; Thấy tình nhân trên giường cùng kẻ khác”. Trong tình huống đau đớn đến tuột cùng và dễ làm cho người ta mất hết bình tĩnh như thế này, có rất nhiều cách giải quyết khác nhau. Và nhiều người đã chọn vũ lực để giải quyết vấn đề, nhưng Exenhin thì lại khác. Nhà thơ “Không cần đến dao găm làm giải pháp” bởi nhà thơ biết rằng vũ lực không giải quyết được vấn đề. Nếu người yêu không còn yêu mình nữa và đã có người tình khác thì nên bình lặng chia tay, đó là cách tốt nhất để “cuộc đời được đẹp hơn”. Ta thấy dù đau đớn khi bị phản bội nhưng nhà thơ không ích kỷ và nông nổi “cần đến dao găm làm giải pháp”, mà với một tấm lòng vị tha và cao thượng nhà thơ “Chỉ cần sao cuộc đời được đẹp hơn”.

Những đoạn thơ trên dù ngắn ngủi nhưng đã thể hiện trọn vẹn sự cao thượng trong tình yêu của Exenhin. Sự cao thượng ấy được bộc lộ một cách chân thành, gần gũi qua tấm lòng độ lượng, biết tha thứ và luôn mong cầu hạnh phúc cho người yêu. Exenhin quan niệm trong tình yêu phải có sự cao thượng. Đây là một quan niệm đúng đắn và cần thiết phải có trong tình yêu của mọi thời đại. Chính điều này đã góp phần làm nên giá trị to lớn trong thơ tình của Exenhin.

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 53)