Tự do trong tình yêu

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 49)

Trong thơ Exenhin yêu là phải chung thủy, thiết tha yêu là chân thành, say đắm. Không những thế trong thơ ông ta còn thấy được quan niệm tự do trong tình yêu:

“Chúng tôi ở nước Nga bao cô gái rất xinh Trên thảo nguyên chúng tôi ôm như chó Học cách hôn chẳng tốn xu nào cả

Chẳng phải giắt dao găm, chẳng phải đánh thằng nào”

[14; tr 142]

Là một nhà thơ yêu nước, hình ảnh nước Nga thân thương, trìu mến hiện lên trong thơ Exenhin rất nhiều lần với nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Nỗi nhớ về nước Nga thân yêu vẫn thường trực trong tim của nhà thơ và tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của đất nước mình: “Có phải vì anh từ phương bắc tới; Nên vầng trăng nơi đó lớn trăm lần” [2; tr 100]. Ấn tượng sâm đậm của tác giả về nước Nga thân yêu không chỉ có đồng ruộng rộng lớn mà còn có hình ảnh của con người “Chúng tôi ở nước Nga bao cô gái rất xinh”. Tác giả tự hào về vẻ đẹp của nước Nga và kiêu hãnh về sự tự do, phóng khoáng trong tình cảm của người Nga: “Trên thảo nguyên chúng tôi ôm như chó; Học cách hôn chẳng tốn xu nào cả; Chẳng phải giắt dao găm, chẳng phải đánh thằng nào”. Những câu thơ nghe qua có vẻ thô tục nhưng ẩn sâu trong đó là cả một tư tưởng, một quan niệm về tình yêu của tác giả. Đồng thời qua đó người đọc cũng phần nào cảm nhận được nét tâm lý, tính cách cũng như sự tự do trong tình cảm của người Nga.

Nếu hai người tự do tìm đến với nhau, tự do yêu đương thì cũng tự do trong việc chia tay không hề cưỡng ép, ràng buộc nhau:

“Tôi không cúi hôn người

Số phận tôi với người không ràng buộc Tôi sửa soạn cho mình con đường khác Từ hoàng hôn đến bình minh”

[14; tr 41]

Nếu như trong bài thơ “Tôi yêu em” Puskin đã thể hiện sự cao thượng ở một tình yêu không vụ lợi, ích kỷ sở hữu hay chiếm lĩnh, thì ở đây ta lại thấy quan niệm đó một lần nữa thể hiện trong thơ Exenhin “Số phận tôi và người không ràng buộc”. Có thể yêu nhau nhưng tình yêu không được hạnh phúc, tươi đẹp như những gì hai người đã từng thề nguyền mong ước, thì cả hai không nên ích kỷ chiếm hữu nhau, giày vò nhau làm cho cả hai đều đau khổ. Chia tay để tìm cho nhau một nửa đích thực của đời mình đó là giải pháp tốt nhất. Rồi cuộc đời sẽ từ hoàng hôn ưu buồn đến bình minh tươi

sáng: “Tôi sửa soạn cho mình con đường khác; Từ hoàng hôn đến bình minh”.

Dù không còn bên nhau nữa và cả hai tìm cho mình con đường khác nhưng vẫn giữ trong lòng những kỷ niệm đẹp và hình bóng của nhau:

“Mặc tôi sẽ yêu người khác đừng ghen

Với người ấy, với người yêu và với người khác nữa Tôi sẽ kể rằng với một thời nào đó

Em thân yêu tôi từng gọi trong đời” [14; tr 119]

Như đã nói ở phần quan niệm về sự thủy chung trong tình yêu, sự thủy chung trong quan niệm của Exenhin không phải hiểu một cách cứng nhắc rằng thủy chung là phải suốt đời chỉ yêu có một người và chỉ một mà thôi. Tình yêu nào cũng đòi hỏi phải có sự thủy chung trong cảm xúc và sự tự do cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. Với quan niệm tự do, không ràng buộc trong tình yêu Exenhin có thể “Mặc tôi sẽ yêu người khác đừng ghen”. Nhưng điều quan trọng là “Với người ấy, với người yêu và với người khác nữa; Tôi sẽ kể rằng với một thời nào đó; Em thân yêu tôi từng gọi trong đời”.

Và có lẽ cũng xuất phát từ quan niệm đó nên tác giả đã viết nên những vần thơ thể hiện một cách chân thật tiếng nói của con tim mình:

“Ôi bão tuyết đồ quỷ tha ma bắt

Đóng lớp đinh màu trắng xuống mái nhà Số phận đã định rồi trái tim anh phiêu bạt Chẳng sợ gì phóng về phía em xa”

[14; tr 123]

Nếu Xuân Diệu đã từng nói “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió; Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, thì ở đây Exenhin cũng là một thi sĩ nên mọi thứ đều hành động theo một quy luật duy nhất đó là quy luật của con tim. Tình cảm dường như chi phối mọi thứ trong đó có cả số phận của nhà thơ. Thi sĩ đa tình với trái tim phiêu bạt luôn khát khao tìm kiếm những gì mới mẻ để khơi gợi nguồn cảm hứng cho thơ ca. Nếu muốn như thế thì thi sĩ không thể bị trói buộc bởi bất cứ điều gì kể cả tình yêu, và nhà thơ đã ra đi theo khát vọng của tự do, tuân theo tiếng nói của con tim mình “phóng về phía em xa”.

Xuất phát từ quan niệm tự do, không ràng buộc trong tình yêu, Exenhin đã thể hiện trong thơ tình của mình những cách ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Dù hai người không còn yêu nhau nữa, nhưng nếu tình cờ gặp lại nhau thì cả hai vẫn dành cho nhau sự tôn trọng cần thiết và xem nhau là bạn:

“Và khi cùng tình nhân đi trong ngõ Em say sưa tán gẫu chuyện tình yêu Và có thể tôi dạo chơi ở đó

Em lại nép sát vào người ấy

Hơi cuối đầu nhìn xuống mấp máy môi: “Xin chào anh, chúc buổi chiều tốt đẹp!” “Chúc buổi chiều tốt đẹp, miss” – tôi cười”

[14; tr 100]

Là một kẻ lãng du, một thi sĩ đa tình và có quan niệm rất thoáng trong tình yêu, nhưng tác giả không hề lợi dụng hai chữ “tự do” để làm bình phong mà tự cho phép mình đi vượt quá giới hạn của đạo đức xã hội, hay bào chữa cho những sai sót của mình. Exenhin quan niệm tự do trong tình yêu nhưng là sự tự do có nguyên tắc và sự phóng khoáng có chừng mực. Vì thế, ông cho rằng dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào và cuộc sống có khó khăn, đau khổ đến đâu thậm chí là “chiếc xương sườn đã gẫy rỉ hoen” nhưng tuyệt đối “đừng thiêu đốt tình yêu trong bần tiện”

“Tôi học bằng trái tim tôi, và nguyện Hoa dã anh trong mắt sẽ giữ gìn Đừng thiêu đốt tình yêu trong bần tiện Khi chiếc xương sườn đã gẫy rỉ hoen”

[14; tr 38]

Với quan niệm khi yêu thì phải chân thành say đắm, phải thủy chung thiết tha thế nhưng Exenhin không hề khắc khe, bó buộc trong tình yêu. Ngược lại trong thơ ông ta luôn cảm thấy một tư tưởng phóng khoáng, một quan niệm tự do, một thái độ đúng đắng, tích cực trong tình yêu. Quan niệm tự do trong tình yêu của Exenhin có giá trị vượt thời gian, bởi nó không chỉ đúng đắn ở thời đại Exenhin sống mà còn đúng đắn với cả thời đại ngày nay. Tất cả đều bộc lộ một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn. Có lẽ vì thế mà cho đến ngày nay thơ tình của Exenhin vẫn để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 49)