Cảnh huống bị người yêu phản bộ

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 31)

tuông

Trong thơ Exenhin, thiên nhiên và lòng người có sự hoà nhập một cách rất độc đáo. Nói cách khác, thiên nhiên đã thở bằng hơi thở Exenhin, sống bằng sức sống Exenhin, cảm và nghĩ bằng trái tim thi sĩ. Trong thơ của Exenhin ta cũng thường bắt gặp hình ảnh của những cách hoa hồng, một loài hoa tượng trưng cho tình yêu và đây là hình ảnh của những cánh hoa tàn phai, rời rã :

“Và những cánh hoa hồng rơi xuống Chúng buồn rầu đau đớn nói với tôi “Saganê của anh đã ôm hôn người khác Saganê âu yếm kẻ khác rồi”.

[14; tr 152]

Người ta say mê thiên nhiên trong thơ tình của Exenhin là bởi vậy. Thiên nhiên thấm đượm tình người. Những cánh hoa hồng không còn tươi vui và tràn đầy sức sống mà buồn rầu, đau đớn, tàn héo nên rơi rã như chính tâm trạng của Exenhin lúc bấy giờ. Saganê của thi sĩ không còn chung thủy, đã ôm hôn và âu yếm kẻ khác rồi. Có lẽ đã trải qua nhiều đau đớn trong tình yêu, và chứng kiến đời đổi thay nhiều quá nên tác giả đã quen rồi “nước mắt với đau thương”:

“Đã chững kiến đời đổi thay nhiều quá

Ai đợi, ai không cần nước mắt với đau thương Nhưng suốt đời tôi vẫn xin cảm tạ

Trái đất vẫn còn những đêm tử đinh hương” [14; tr 152]

Ở đây ta bắt gặp một thái độ sống tích cực của tác giả. Dù phải trải qua nhiều buồn đau trong cuộc sống nhưng tác giả không oán trách mà “suốt đời tôi vẫn xin cảm tạ”vì “trái đất vẫn còn những đêm tử đinh hương”. Để tác giả gủi gắm, giải bày tâm sự của mình, và tìm lại những phút giây bình yêu, thanh thản. Có lẽ đó cũng chính là lý do vì sao khi con người đau khổ và đã kinh qua nhiều việc ở đời, thì thường tìm về với thiên nhiên, sống chan hòa, gắn bó hơn với thiên nhiên.

Thông qua cảnh huống bị người yêu phản bội, Exenhin đã thể hiện một thái độ sống đúng đắn, sự vị tha cao thượng, tính chất khoáng đạt và hồn hậu trong tình yêu:

“Thi sĩ đến với tình nhân

Thấy tình nhân trên giường cùng kẻ khác Không cần đến dao găm làm giải pháp Chỉ cần sao cuộc đời được đẹp hơn. Với khổ đau và nỗi ghen tuông

Thi sĩ huýt sáo vang đến nhà rồi tự nhủ Có gì đâu thói lãng du bất tử

Trên thế gian, quả xa lạ với mình” [14; tr 141]

Quả là một trái tim nhân hậu, một tâm hồn cao thượng. Chứng kiến tình nhân của mình trên giường cùng kẻ khác nhưng thi sĩ đã cố nén cơn tức giận và lòng ghen tuông, nhà thơ không thô bạo dùng vũ lực để giải quyết tất cả “Không cần đến dao găm làm giải pháp”. Điều tác giả muốn là “cần sao cho cuộc sống được đẹp hơn”. Nếu như ở Puskin sự vị tha, cao thượng trong tình yêu thể hiện ở việc “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”, thì ở đây Exenhin đã thể hiện sự cao thượng thông qua việc tha thứ cho người yêu và vẫn lo nghĩ cho người khác. Nhà thơ tìm cách giải quyết sao cho vẹn cả đôi đường để cuộc đời được đẹp hơn. Qua bốn câu thơ đầu, tác giả đã gủi đến cho người đọc một thông điệp rất cần thiết trong cuộc sống là hãy cư xử có văn hóa trong tình yêu.

Dù vị tha, cao thượng nhưng thi nhân cũng là một con người bằng xương, bằng thịt nên cũng biết yêu thương và biết khổ đau. Khi bị người yêu của mình phản bội “Với khổ đau của nỗi ghen tuông”, thi sĩ không khóc than, vật vã mà “Huýt sáo vang đến nhà rồi tự nhủ; Có gì đâu, thói lãng du bất tử; Trên thế gian quả xa lạ với mình” . Thất khó có thể làm được như tác giả, khi trái tim đang nhỏ máu Exenhin vẫn kiên cường tự an ủi mình “có gì đâu” để vượt qua nỗi đau.

Trong thơ tình của Exenhin, cảnh huống bị người yêu phản bội được tác giả thể hiện một cách trực tiếp, cụ thể: “Saganê của anh đã ôm hôn người khác; Saganê âu ếm kẻ khác rồi”. Nhưng nỗi đau, sự buồn bã được kìm nén lại “Nhưng suốt đời tôi vẫn xin cảm tạ; trái đất vẫn còn những đêm tử đinh hương”. Đồng thời qua đó ta mới cảm nhận hết một tâm hồn cao thượng, vị tha và điều đặc biết là vô cùng có văn hóa trong tình yêu. Quả là Exenhin sinh ra là để làm thi sĩ nên hôn người yêu theo cách của nhà thơ và hờn ghen cũng theo cách riêng của thi nhân.

Một phần của tài liệu luận văn thơ tình của exenhin (Trang 31)