Để hạn chế rủi ro thanh khoản, các ngân hàng cần:
- Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm
hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trƣờng I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cƣ); cơ cấu lại dƣ nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trƣờng I và thị trƣờng II (thị trƣờng liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao nhƣ chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.
- Tính toán chính xác nhu cầu thanh khoản của ngân hàng để thực hiện dự trữ hợp lý, không nên để nguồn vốn quá dƣ thừa gây lãng phí vốn, ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý.
- Xây dựng danh mục đầu tƣ hợp lý, có tỷ trọng hợp lý về đầu tƣ vào chứng khoán, có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí chuyển đổi thấp nhất; Quản lý tài sản có hiệu quả, tạo tính ổn định cao để không tạo ra những cú sốc rút tiền ồ ạt. Đồng thời phải dự báo tốt nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ để có thể chủ động chuẩn bị nguồn vốn chi trả kịp thời.
- Quản lý rủi ro thanh khoản không đơn thuần chỉ là vấn đề của các dòng tiền, vấn đề cơ cấu của tài sản Nợ - Có trên bảng cân đối tài sản mà nó chính là hoạt động quản trị của một ngân hàng thƣơng mại. Vì thế, các NH cần hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lƣờng, kiểm soát các rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra. Các ngân hàng cần có đƣợc khả năng dự báo với độ chính xác cao các luồng tiền vào, luồng tiền ra, đặc biệt là các luồng tiền liên quan tới các cam kết ngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đƣa ra kế hoạch hoạt động trong các tình huống bất ngờ.
- Cuối cùng, các ngân hàng cũng cần hiểu rõ mối quan hệ hữu quan giữa các loại rủi ro nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá.... với rủi ro thanh khoản để có đƣợc định hƣớng đúng đắn trong việc hoạch định chính sách kinh doanh của mình.