Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 66)

3.2.2.1. Chính sách tiền tệ phù hợp:

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ổn định tài chính là tăng cƣờng ổn định về giá thông qua chính sách tiền tệ lành mạnh, ổn định và đáng tin cậy. Chính sách tiền tệ hƣớng tới mục tiêu giảm lạm phát có thể đóng vai trò quan trọng thông qua việc giảm sự biến động về giá tài sản, giảm sự méo mó do lạm phát gây ra đối với hệ thống thuế, giảm lãi suất thực tế, tạo ra một môi trƣờng ổn định

hơn để quyết định đầu tƣ và tạo cơ sở tin tƣởng vào nền kinh tế. Bản chất chính xác của các mục tiêu chính sách tiền tệ và các phƣơng thức để đạt đƣợc những mục tiêu này không giống nhau giữa các nền kinh tế do có sự khác nhau về trình độ phát triển, tình hình kinh tế chung, mục tiêu chính sách và cấu trúc của các thị trƣờng tài chính trong nƣớc.

Chính sách tiền tệ sẽ phát huy tác dụng khi đƣợc hỗ trợ bởi chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. Chính sách tỷ giá phải theo hƣớng phù hợp, đƣợc kết hợp hài hòa với các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp khác. Tiếp tục nâng cao tính minh bạch, nhất quán trong các chính sách can thiệp của NHNN và Chính phủ nhằm điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Sự ổn định tỷ giá và bình ổn thị trƣờng ngoại hối năm 2011 và năm 2012 đã minh chứng cho hiệu quả của một số biện pháp hành chính kết hợp trong công tác điều hành chính sách tỷ giá của NHNN. Ngoài ra, NHNN cần xây dựng quy chế thông tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra - vào trong nƣớc, từ đó dự báo về quan hệ cung - cầu trên thị trƣờng để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.

NHNN tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, theo dõi sát diễn biến lãi suất huy động và cho vay của các TCTD để có biện pháp xử lý; điều hành chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và điều kiện thị trƣờng tiền tệ. Việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất không đƣợc gây ra những cú sốc thị trƣờng, đảm bảo tính ổn định và thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, tăng cƣờng giám sát việc chấp hành quy định trần lãi suất của TCTD đối với khách hàng và kịp thời xử lý những trƣờng hợp vi phạm.

3.2.2.2. Chính sách quản lý dự trữ ngoại tệ quốc gia hiệu quả:

Để việc quản lý dự trữ Quỹ ngoại tệ quốc gia mang tính hiệu quả cao cần xác định rõ vai trò của Quỹ trong bình ổn kinh tế vĩ mô và những chi phí phát sinh trong việc duy trì Quỹ. Theo kinh nghiệm một số nƣớc nhƣ Chi lê, cần cân đối giữa việc duy trì một Quỹ dự trữ ngoại hối và những chi phí phát sinh, đồng thời đánh giá định lƣợng lợi ích của quỹ trong trƣờng hợp có khủng hoảng xẩy ra thông qua

các kịch bản cụ thể với xác xuất xẩy ra, quy mô dự kiến và thiệt hại dự kiến. Theo tính toán của NHTW Chi lê thì trong trƣờng hợp khủng hoảng với quy mô lớn xảy ra thì Quỹ ngoại dự trữ ngoại hối sẽ không có tác dụng – NHTW sẽ sử dụng toàn bộ Quỹ nhƣng không ngăn chặn đƣợc khủng hoảng, trong trƣờng hợp khủng hoảng ở mức độ nhỏ thì NHTW có thể sử dụng các nguồn vốn khác, do vậy nên NHTW Chi lê không không duy trì Quỹ dự trữ ngoại hối. Vì vậy NHNN cần có những nghiên cứu kỹ lƣỡng trong điều kiện kinh tế VN theo hƣớng nghiên cứu vấn đề chi phí, lợi ích để tìm ra mức dự trữ thích hợp.

3.2.2.3. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:

Đối với các ngân hàng cổ phần yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại... NHNN cần đƣa ra những tiêu chí và lộ trình cụ thể cần đạt đƣợc sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch). Đối với các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nhà nƣớc, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn Nhà nƣớc ở mức hợp lý, bằng việc cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại mỗi ngân hàng lên 30% - 40% - 49% tùy theo qui mô của từng ngân hàng. Giảm sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng.

Hiện nay, để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trƣớc hết và cần thiết phải giải quyết triệt để nợ xấu. Xử lý nợ xấu phải trở thành một chƣơng trình hành động Quốc gia, phải có sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của NHNN, sự tham gia của chính các ngân hàng. Vừa qua HTNH cơ cấu lại khoản nợ xấu cũng là một biện pháp để giảm nợ xấu trƣớc mắt. Nhƣng nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, Khách hàng đƣợc cơ cấu lại nợ, đƣợc tiếp tục vay mới... sau đó lại không trả đƣợc nợ ngân hàng, thì nợ xấu ở những giai đoạn tiếp theo sẽ tăng cao. Giải quyết vấn đề nợ xấu, đồng thời với việc chú ý các biện pháp ngăn chặn nguy cơ tăng nợ xấu trong tƣơng lai; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu một cách tổng thể, tôn trọng kỷ cƣơng, kỷ luật thị trƣờng và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu không gây áp lực tăng nợ Chính phủ; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu

không phá vỡ chính sách tiền tệ; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu thông qua việc thành lập Công ty quản lý tài sản - nợ xấu, cần chú trọng việc quy định rõ nội dung hoạt động và phƣơng thức phân bổ các khoản nợ xấu…

3.2.2.4. Tăng cƣờng giám sát và chính sách quản lý:

NHNN cần tuân thủ các nguyên tắc chung nhƣ sau: Mục tiêu của hoạt động giám sát ngân hàng cần phải đƣợc nêu rõ, khả thi và công khai minh bạch; Nội dung của việc giám sát cần đƣợc quy định trong các luật lệ và phải đủ để cho phép NHNN thực hiện các chức năng giám sát có hiệu quả; Bộ phận thanh tra giám sát của NHNN cần phải có kiến thức đầy đủ về các rủi ro ngân hàng và các công cụ quản lý rủi ro. Các rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, sự tập trung quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn, rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro mất vốn, rủi ro con nợ lớn, các rủi ro liên quan tới hoạt động cho vay theo chỉ định, cho vay theo mối quan hệ, rủi ro kinh doanh liên tục, rủi ro hoạt động và các rủi ro liên quan tới hệ thống thanh toán.

NHNN cần xác định môi trƣờng hoạt động của các ngân hàng và các kênh truyền tải các rủi ro tới các ngân hàng. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải đào sâu suy nghĩ về tất cả các vấn đề, trong đó có cả mối liên hệ giữa nền kinh tế nói chung với sự ổn định tài chính, tầm quan trọng của hoạt động quản trị công ty và sự công khai minh bạch cũng nhƣ các chỉ số sớm có thể giúp phát hiện đƣợc nguy cơ khủng hoảng tài chính có thể phát sinh.

Các loại thông tin cần phải công khai sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và hoạt động và các yâu cầu cụ thể của hệ thống pháp lý hiện hành. Tuy nhiên một nguyên tắc chung là các ngân hàng cần phải công khai các thông tin sau: Vốn, theo quy định đúng nghĩa và phƣơng thức xác định, sử dụng các tiêu chuẩn xác định của quy định về vốn của uỷ ban Basel; Các thông tin tổng thể và chi tiết trên bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập và các nghĩa vụ ngoại bảng; Các rủi ro tập trung, ví dụ nhƣ các rủi ro đối với từng đối tác riêng lẻ hay nhóm các đối tác có liên hệ với nhau đặc biệt xét theo mức tối đa trong mỗi ngày…

Một thành tố nữa để thúc đẩy sự phát triển của HTNH mạnh mẽ đó là việc phát triển năng lực để phản ứng ngay, có hiệu quả và hiệu lực đối với các tình huống khủng hoảng trong khu vực tài chính – ngân hàng, chẳng hạn nhƣ khi có sức ép về khả năng thanh toán đối với HTNH, tình huống khủng hoảng đối với từng ngân hàng cụ thể cũng nhƣ áp lực về thanh toán và ngân hàng phá sản. Trong bối cảnh này, cần phải đảm bảo rằng NHNN và các cơ quan của Chính phủ có đủ năng lực để phát hiện ra đƣợc các nguy cơ khủng hoảng càng sớm càng tốt.

NHNN cần có năng lực để phản ứng ngay và có hiệu quả đối với các tình huống khủng hoảng HTNH để có thể khôi phục ngay sự ổn định cũng nhƣ lòng tin và hệ thống tài chính. Nhìn chung, nội dung này sẽ liên quan tới ít nhất là các biện pháp sau: Mục tiêu để phản ứng trong trƣờng hợp khủng hoảng HTNH cần đƣợc xác định rõ ràng, công khai. Các mục tiêu này không chỉ bao gồm yêu cầu phải khôi phục sự ổn định HTNH mà còn phải đảm bảo các biện pháp phản ứng đối với khủng hoảng HTNH sẽ không làm yếu kỷ luật thị trƣờng đối với các tổ chức tài chính; Các cơ quan quốc gia có thể cần phải xác định trƣớc tính chất của hoạt động can thiệp hay thời điểm khi nào thì một hành động chiến lƣợc cụ thể sẽ đƣợc thực hiện; Các cơ quan quản lý cần phải có đƣợc quyền lực pháp lý phù hợp để phản ứng đối với các cuộc khủng hoảng HTNH…

Tổ chức hoạt động của NHNN trong việc phát hiện nguy cơ khủng hoảng và đối phó với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng HTNH. Để có thể sớm phát hiện và đƣa ra các biện pháp kịp thời đối phó với khủng hoảng HTNH VN, cần có một bộ máy thống nhất, có đủ khả năng để thu thập thông tin, có đủ năng lực để đánh giá các thông tin thu đƣợc một cách tổng hợp và có đủ quyền lực để ra các quyết định liên quan đến việc phòng ngừa khủng hoảng có thể xảy ra.

Một trong những việc cần làm là soạn thảo Báo cáo ổn định tài chính theo khuyến cáo của IMF. Mục đích của báo cáo này là đánh giá thƣờng kỳ trạng thái ổn định của cả hệ thống tài chính ngân hàng trên cơ sở phân tích định tính cũng nhƣ định lƣợng trạng thái chung của nền kinh tế, phân tích riêng biệt các tổ chức tài chính cũng nhƣ toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng. Báo cáo ổn định tài chính tại

nhiều nƣớc có phần xây dựng kịch bản phản ứng của hệ thống tài chính-ngân hàng đối với các sốc tỷ giá, lãi suất, các sốc quốc tế… trên cơ sở đó, NHNN có thể xây dựng trƣớc những phƣơng án hành động trong những trƣờng hợp khủng hoảng có thể xảy ra.

Sau khi có đầy đủ thông tin cần thiết, cần xây dựng các mô hình để xác định định tính khả năng xảy ra khủng hoảng theo những tiêu chí nhất định. Cần hoàn thiện các mô hình phi tham số cũng nhƣ các mô hình tham số để so sánh kết quả cũng nhƣ các mặt mạnh và mặt yếu của các mô hình trên để xác định khả năng ứng dụng trong hoàn cảnh VN. Các mô hình này phải đƣợc hoàn thiên không ngừng để kết quả ngày một tốt hơn. Thiết lập quy trình sử dụng phƣơng pháp chuyên gia và so sánh việc sử dụng hai phƣơng pháp. Việc đánh giá và kết luận về khả năng khủng hoảng phải đƣợc tiến hành thƣơng xuyên hàng tháng.

Nếu sau các bƣớc trên mà xuất hiện khả năng xảy ra khủng hoảng, nhóm chuyên gia phải có phƣơng án trình lãnh đạo NHNN để xem xét và đƣa ra các quyết định cấp NHNN, cấp liên Bộ và cấp Chính phủ.

3.2.2.6. Qui định về tỷ lệ dự trữ, về vốn và các công cụ thanh tra:

Quy định về dự trữ đã đƣợc coi là một phƣơng pháp kiềm chế bùng nổ cho vay bởi vì yêu cầu tăng dự trữ làm giảm vốn khả dụng và tăng chi phí đối với ngân hàng, dẫn tới ngân hàng bị bất lợi trong cạnh tranh. Các quốc gia châu Á và Mỹ La tinh cho thấy, việc nâng tỷ lệ dự trữ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì quy mô hệ số nhân tiền trong giai đoạn khó khăn. Tƣơng tự, việc tăng tỷ lệ dự trữ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng sẽ ảnh hƣởng đáng kể trong việc mở rộng khoảng cách giữa tiền gửi và tiền vay và giảm sự mở rộng giữa lƣợng cung tiền hẹp và lƣợng cung tiền rộng. Ngoài ra, việc nâng tỷ lệ dự trữ sẽ chống đƣợc bùng nổ cho vay tại ngân hàng “yếu” là những ngân hàng có mức vốn dƣới mức đƣợc phép và không có hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ tốt.

Mức độ rủi ro của danh mục tài sản càng lớn thì đòi hỏi lƣợng vốn đệm (capital buffer) càng cao để dự phòng cho các khoản tổn thất. Hệ số an toàn vốn (tỷ

lệ vốn tự có/ tài sản có rủi ro) phải đƣợc xác lập một cách thận trọng và phù hợp, đặc biệt đối với các ngân hàng có chi nhánh tại nhiều quốc gia.

3.2.2.7. Chủ động tham gia tự do hóa tài chính:

Những nghiên cứu lý thuyết về trình tự thích hợp của tự do hóa tài chính đề cập tới 3 điểm cơ bản.

Thứ nhất, việc gia nhập thị trƣờng của ngân hàng mới hoặc tƣ nhân hóa những ngân hàng nhà nƣớc là một phần của quá trình tự do hóa tài chính, vì vậy cần đảm bảo có những quy định về chủ sở hữu và bộ máy quản lý mới của những ngân hàng này phải “phù hợp và thích hợp”. Kinh nghiệm của Chi Lê những năm 1970, cung cấp câu chuyện mang tính cảnh báo này. Những ngân hàng tƣ nhân hóa mới đã đƣợc bán để mở rộng thành tập đoàn, nhƣng với khả năng thanh toán còn hạn chế và thƣờng đƣợc sử dụng để tài trợ việc mua bán công ty. Trong quá trình này những chủ ngân hàng mới thƣờng đầu tƣ vào các hoạt động rủi ro cũng nhƣ có vấn đề về tài chính, vì vậy đã những món nợ xấu tăng, phần lớn là của những công ty trong cùng tập đoàn.

Thứ hai, nguồn lực cho hoạt động thanh tra và năng lực của thanh tra ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng cần đƣợc củng cố trƣớc khi tự do hóa tài chính. Nguồn lực có thanh tra phải đủ để có thể triển khai các cuộc kiểm tra đúng thời gian với nội dung kiểm tra ngày càng mở. Thiếu nguồn lực kiểm tra cũng là tác nhân góp phần gây ra khủng hoảng tiết kiệm và cho vay tại Mỹ vào năm 1980 (FDIC, 1997). Tuy nhiên, trình độ và kỹ năng của thanh tra viên cũng không kém phần quan trọng. Thanh tra viên cần đƣợc đào tạo và trang bị đầy đủ kỹ năng để đánh giá chính xác tình hình hoạt động của các ngân hàng, nhất là những hoạt động mới phát sau tự do hóa tài chính. Ngoài ra, cần khuyến khích các cơ quan thanh tra - giám sát thông báo kịp thời các ngân hàng có vấn đề với ngân hàng trung ƣơng, hoặc cơ quan có thẩm quyền, tránh xảy ra hiện tƣợng rủi ro đạo đức. Theo đó các biện pháp đối phó thích hợp đƣợc thực thi nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu những đình trệ không cần thiết về thủ tục hành chính.

Thứ ba, nếu tự do hóa tài chính đƣợc quyết định thực hiện trƣớc khi cơ sở

vào hoặc hạn chế việc mở rộng cho vay ngân hàng ít nhất là cho đến khi chất lƣợng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 66)