Hoạt động BHTG góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với HTNH, có thể ngăn ngừa và hạn chế đƣợc các cuộc rút tiền ồ ạt gây nên hậu quả rất nghiêm trọng đối với bản thân các ngân hàng xảy ra đột biến rút tiền gửi nói riêng và cả hệ thống nói chung. Hoạt động BHTG cũng giúp các ngân hàng hoạt động yếu kém, không thể tiếp tục duy trì hoạt động có thể rút khỏi lĩnh vực kinh doanh ngân hàng một cách có trật tự, không ảnh hƣởng đến các ngân hàng khác và toàn hệ thống. Một hệ thống BHTG đƣợc tổ chức theo hình thức đóng góp sau, nhƣ tổ chức BHTG cho các ngân hàng tƣ nhân ở Đức, khuyến khích các ngân hàng tham gia bảo hiểm nỗ lực giám sát hoạt động kinh doanh của nhau để tránh tình trạng ngân hàng hoạt động an toàn đóng góp để hỗ trợ ngân hàng có hoạt động rủi ro cao. Tuy nhiên, khi tiền gửi đƣợc bảo hiểm thì ngƣời gửi tiền sẽ không mặn mà với việc giám sát hoạt động của các ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay mạo hiểm hơn (rủi ro đạo đức), ảnh hƣởng đến an toàn hoạt động của HTNH. Để ngăn chặn hiện tƣợng rủi ro đạo đức, cần xây dựng chính sách BHTG theo cơ chế đồng bảo hiểm (tổ chức BHTG và ngƣời gởi tiền cùng chia sẻ rủi ro). Đồng thời, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần tiến hành các hoạt động giám sát chặt chẽ đối với hoạt động ngân hàng và tuân thủ các nguyên tắc giám sát.
Để đảm bảo cho sự tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững thì sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung và HTNH nói riêng là một trong những điều kiện tiên quyết. Với mức độ đặc biệt nghiêm trọng và phạm vi ảnh hƣởng rộng lớn, KHNH là vấn đề nhạy cảm nên cần đƣợc quan tâm một cách đặc biệt để đảm bảo sự an toàn và ổn định của HTNH. Các biện pháp ngăn chặn KHNH xảy ra cần đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện, giúp phòng tránh những tổn thất đối với hệ thống tài chính cũng nhƣ nền kinh tế của một quốc gia.