Theo khảo sát của Uỷ ban Basel, phần lớn các nƣớc đang phát triển đánh giá tính đầy đủ của khoản dự phòng của các ngân hàng. Nhƣng hƣớng dẫn về dự phòng thƣờng không rõ ràng hoặc yếu, vì vậy những hƣớng dẫn này cần cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm giúp các đơn vị dự phòng đầy đủ. Việc phân loại tài sản một cách chặt chẽ và mang tính thực tiễn có thể giảm thời gian trì hoãn công nhận các khoản nợ xấu, đồng thời khuyến khích ngân hàng dự phòng đầy đủ để cho những khoản vay có thể bị tổn thất.
Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu nhập và bản cân đối tài sản cần đƣợc mở rộng và theo một tiến trình hòa hợp. Những thông tin này cho phép chủ nợ ngân hàng và ngƣời đầu tƣ có đƣợc bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản suy yếu, dự phòng đối với từng loại khoản vay một cách kịp thời. Kinh nghiệm của Newzealand về công khai thông tin ngân hàng cho thấy, công khai thông tin hỗ trợ thanh tra viên ngân hàng trong giám sát tuân thủ, yêu cầu sửa chữa kịp thời sai phạm hoặc báo cáo sai lệch và khởi đầu thủ tục pháp lý chống
lại các ngân hàng về việc cung cấp thông tin sai lệch. Bởi vì chất lƣợng thông tin giữ vai trò quan trọng nhất, nên để đảm bảo chất lƣợng thông tin ngân hàng, việc chuẩn bị báo cáo tài chính cần phù hợp với Tiêu chuẩn kế toán quốc tế và theo mẫu báo cáo thống nhất. Nhờ vậy, hiệu quả của công khai thông tin cũng đƣợc cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạt động của các ngân hàng với nhau (trong nƣớc và với các nƣớc khác).
Kết quả xếp loại tín dụng các tổ chức ngân hàng cũng nên công khai trên các phƣơng tiện truyền thông và kết quả này nếu do các tổ chức xếp loại tín dụng thực hiện thì cần đƣợc thẩm định hai năm một lần. Achentina gần đây yêu cầu các ngân hàng phải đƣợc xếp loại bởi các cơ quan xếp loại tín dụng độc lập. Trong khi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị các chỉ số đánh giá xếp loại tín dụng, nhƣng kết quả xếp loại các ngân hàng do các tổ chức quốc tế độc lập thực hiện sẽ khuyến khích quản trị tốt và kiểm soát rủi ro nội bộ nghiêm túc hơn.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng cần tập trung vào nâng cao quyền hạn của cơ quan thanh tra theo luật định trong việc thực hiện trách nhiệm giám sát và hiệu chỉnh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh nhƣ các cơ chế chính sách khuyến khích kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với chủ sở hữu ngân hàng, quản lý ngân hàng, các chủ nợ và thanh tra viên ngân hàng. Song song với việc sử dụng mô hình kiểm soát nội bộ tại ngân hàng, ngân hàng và thanh tra viên ngân hàng phải thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình nếu nhƣ những cải cách pháp lý loại bỏ những cản trở đối với cầm cố, chuyển nhƣợng và tịch biên tài sản cầm cố khoản vay.