Trong vài năm gần đây đã chứng kiến những thay đổi mạnh trong cơ cấu tài sản của ngân hàng theo đồng tiền. Do áp lực lạm phát, cùng với sự biến động mạnh của giá vàng và ngoại tệ, lãi suất đầu ra VND cao so với khả năng sinh lời của khu vực sản xuất vật chất, trong khi lãi suất tín dụng USD lại thấp, hệ quả là các ngân hàng chuyển qua kinh doanh tín dụng ngoại tệ. Thực trạng này, sẽ gây áp lực rất lớn đến thanh khoản ngoại tệ, hệ quả là, không chỉ nhu cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tăng, áp lực trên thị trƣờng ngoại hối bị đẩy lên, mà HTNH còn đứng trƣớc các rủi ro tỷ giá, mà tỷ giá VND/USD lại chịu các áp lực rất lớn từ thâm hụt cán cân vãng lai, từ nhập siêu, lạm phát cao và các dòng vốn vào/ra không ổn định.
Chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cố định (1992 – 1997) sang cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có quản lý (linh hoạt) vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại nhƣ: tính cứng nhắc, hiện tƣợng đô la hóa nền kinh tế còn cao và VND chƣa có giá trị chuyển đổi, thị trƣờng ngoại hối chợ đen vẫn còn tồn tại, các công cụ phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá chƣa phát triển tƣơng ứng với sự phát triển kinh tế. Cụ thể:
- Thị trƣờng ngoại hối VN chƣa thật sự phát triển. Mức dự trữ ngoại hối chỉ đủ đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu. Các giao dịch ngoại hối vẫn còn đơn thuần, khối lƣợng giao dịch còn hạn chế. Các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá chƣa phát triển. Công tác dự báo tỷ giá chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.
- Việc đánh giá tình hình cung cầu ngoại tệ còn gặp nhiều khó khăn, khả
năng can thiệp và phối hợp các công cụ, chính sách còn nhiều hạn chế.
- Hệ thống thanh toán chƣa phát triển, nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt chƣa đƣợc phát triển mạnh. Thanh toán các giao dịch quốc tế chủ yếu vẫn sử dụng USD, các ngoại tệ khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.