Sau khi thu thập và xử lý số liệu, chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng BSF-1 và BSF-2 đã đƣợc tính toán và kết quả đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Biểu đồ 2.5: Chỉ số đổ vỡ HTNH VN từ năm 2001 - 2012
Giá trị mức ngƣỡng của BSF-1 và BSF-2 đƣợc xác định là 0.466 (mức ngƣỡng φ). Dựa vào giá trị ngƣỡng trên, chúng ta xác định đƣợc 3 mức xảy ra khủng hoảng7. Việc phân loại thành 3 mức trên, cho phép nhìn nhận đƣợc mức độ nguy hiểm của các giai đoạn xảy ra khủng hoảng, bởi vì có một số giai đoạn có thể đƣợc xác định là xảy ra khủng hoảng mức yếu nhƣng mức độ này hoàn toàn không phản ánh đầy đủ tính nghiêm trọng của khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng đƣợc xem là mang tính hệ thống khi nó chứa liên tiếp các giai đoạn xảy ra khủng hoảng ở mức độ trung bình và cao. Theo tính toán của tác giả, các giai đoạn đổ vỡ theo mức độ của HTNH VN thể hiện bảng dƣới:
Bảng 2.1: Các giai đoạn đổ vỡ theo mức độ của HTNH VN
BSF-1 BSF-2
Mức trung bình Mức cao Mức trung bình Mức cao
06/2001 – 07/2001 09/2001 03/2001 06/2001, 09/2001 11/2001 11/2001 12/2001 03/2002 12/2001 03/2002 06/2002 05/2002 06/2002 – 07/2002 07/2002 – 12/2002 02/2003 09/2002 – 11/2002 02/2003 07/2003 – 08/2003 08/2003 – 09/2003 11/2003, 01/2004 11/2003 07/2005 01/2006 06/2005 – 07/2005 01/2006 02/2006 07/2007 04/2008 04/2008 07/2008 – 08/2008 07/2008 – 08/2008 10/2008 – 11/2008 09/2008 10/2008 – 11/2008 01/2009 01/2009 – 02/2009 07/2009 07/2009 08/2009 01/2010 08/2009 02/2010 – 03/2010 07/2010 01/2010 – 02/2010 03/2010 11/2010 01/2011, 04/2011 07/2010 05/2011 09/2011 – 10/2011 01/2011 11/2011 01/2012 04/2011 09/2011 07/2012 – 09/2012 10/2012 01/2012 02/2012, 07/2012 08/2012, 10/2012
Kết quả cho thấy, HTNH VN đã có những dấu hiệu của sự đổ vỡ những
6 Theo tính toán của tác giả
tháng của năm 2001 và 2002. Các chỉ số này tốt lên trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến những tháng giữa năm 2008 các chỉ số BSF-1 và BSF-2 dao động liên tục ở mức trung bình và cao đến tháng 10/2012. Kết phần này, phần nào phù hợp với đánh giá của một số hãng xếp hạng tín dụng và của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2009- 2012 “Báo cáo phát triển kinh tế” ở bảng 2.2 bên dƣới.
Năm 2008, VN không nằm ngoài những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi đó ngành ngân hàng là ngành nhạy cảm với ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế - chính trị. Hậu khủng hoảng toàn cầu, kinh tế thế giới đang dần hồi phục nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, thiếu tính bền vững. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính bị đổ vỡ, khủng hoảng nợ công ở một số nƣớc Châu Âu, bất ổn chính trị ở Bắc Phi là một trong những nhân tố quan trọng làm ảnh hƣởng đến tính ổn định của HTNH VN hiện nay. Theo đánh giá mới đây của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s thì HTNH VN “dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khu vực
đồng Euro hơn bất cứ nơi nào khác ở châu Á - Thái Bình Dương”.
Bảng 2.2: Tổng hợp chỉ số phát triển tài chính của VN
Chỉ số 2009 2010 2011 2012 55 7 57 7 60 7 62 7 Phát triển tài chính 45 3.0 46 3.0 50 3.0 52 2.9 Ổn định tài chính 49 3.8 48 3.9 53 3.6 56 3.3 Ổn định tiền tệ 46 3.5 38 3.4 43 3.3 49 3.4 Ổn định HTNH 28 5.1 31 4.4 36 3.4 46 3.5 Rủi ro khủng
hoảng nợ quốc gia 53 2.5 47 3.6 52 2.8 51 2.9
Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEP, 2009- 2012 “Báo cáo phát triển kinh tế”
Mặt khác, theo biểu đồ 2.1 trên, có thể thấy 2 chỉ số BSF-1 và BSF-2 biến động khá cùng chiều nhƣng có một khoảng cách tƣơng đối. Nhƣ vậy, có thể thấy việc rút vốn ồ ạt ra khỏi HTNH nƣớc ta có thể gây ra những tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng VN. Điều này có thể đƣợc lý giải nhƣ sau:
- Hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở nƣớc ta còn chƣa hiệu quả, thể hiện một số bất cập nhƣ hạn mức chi trả quá thấp (50 triệu đồng cho mỗi khoản tiền gửi của một cá nhân tại một tổ chức tín dụng). Năng lực tài chính của BHTG VN còn hạn chế, Phí BHTG cũng đang áp dụng mức phí đồng hạng 0,15% trên tổng số dƣ tiền
gửi theo quy định hiện nay chƣa thực sự hợp lý, vì không phân biệt quy mô, hình thức sở hữu, cũng nhƣ mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm. Điều đó chƣa đảm bảo tính thị trƣờng trong việc tính phí bảo hiểm. Nghiệp vụ xử lý đổ vỡ ngân hàng chƣa theo thông lệ quốc tế. Địa vị pháp lý của tổ chức BHTG chƣa rõ ràng đặc biệt việc xác định mô hình của tổ chức BHTG, vai trò, vị trí của tổ chức BHTG trong mạng an toàn tài chính.
- Độ minh bạch của HTNH nƣớc ta còn rất thấp, do đó sự tin tƣởng của dân chúng vào HTNH nội địa còn chƣa cao.