Aykut Kibritciouglu, xây dựng chỉ số BSF – chỉ số đổ vỡ khu vực ngân hàng để dự báo thời gian xảy ra khủng hoảng. Chỉ số BSF đƣợc xây dựng dựa trên rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro tỷ giá. Những rủi ro này đƣợc thể hiện trực tiếp qua những biến quan sát đƣợc. Rủi ro thanh khoản đƣợc lƣợng hóa qua sự thay đổi trong tổng tiền gửi ngân hàng (đột biến rút tiền gửi và tiền mặt), rủi ro tín dụng đƣợc đo lƣờng bằng sự thay đổi trong tổng tín dụng ngân hàng đối với khu vực nội địa và rủi ro tỷ giá thể hiện qua sự thay đổi của nợ nƣớc ngoài bằng ngoại tệ của ngân hàng.
Cấu trúc của chỉ số BSF: Chỉ số đo lƣờng sự đổ vỡ của khu vực ngân hàng theo quan điểm của Aykut Kibritcioglu đƣợc tính toán dựa trên 3 yếu tố sau:
- Sự thay đổi trong tiền gửi ngân hàng, là đại diện cho sự thay đổi trong rủi ro tính thanh khoản.
- Sự thay đổi trong tín dụng đối với khu vực tƣ nhân, là đại diện cho sự thay đổi trong rủi ro tín dụng.
- Sự thay đổi trong nợ nƣớc ngoài của ngân hàng, là đại diện cho sự thay đổi trong rủi ro tỷ giá.
Công thức chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng nhƣ sau:
Trong đó:
- CPS : thay đổi tín dụng khu vực tƣ nhân nội địa theo năm trong HTNH (%);
- FL : thay đổi nợ nƣớc ngoài thực theo năm của ngân hàng (%); - DEP : thay đổi tổng tiền gửi thực theo năm của ngân hàng (%); - µ : giá trị số học trung bình của mỗi biến trên.
- σ : Độ lệch chuẩn của mỗi biến trên.
Từ những thay đổi của chỉ số BSF trong giai đoạn nghiên cứu, một cách lý thuyết, tác giả có thể xác định đƣợc giai đoạn xảy ra khủng hoảng ngân hàng hay ít nhất có thể xác định giai đoạn sự đổ vỡ của khu vực ngân hàng là cao hay thấp.
Nghiên cứu của Aykut Kibritcioglu đƣa ra các mức ngƣỡng đánh giá mức độ đổ vỡ của ngành ngân hàng nhƣ sau:
- 0 > BSF3t > - 0, 5: HTNH trong giai đoạn đổ vỡ ở mức trung bình.
- BSF3t ≤ -0, 5: HTNH trong giai đoạn đổ vỡ ở mức cao.
Đồng thời, tác giả phân chia sự biến đổi của chỉ số BSF thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chỉ số BSF tăng lớn hơn 0 một cách đáng kể. Chỉ số BSF
tăng là dấu hiệu cho thấy sự đổ vỡ của khu vực ngân hàng thấp. Đồng thời, dấu hiệu này cũng nhấn mạnh rằng HTNH đang trong giai đoạn phải chịu rủi ro quá mức. Đó có thể là dấu hiệu tồn tại của một nền kinh tế bong bóng và tăng trƣởng quá nóng.
Giai đoạn 2: Chỉ số BSF bắt đầu sụt giảm. Đây có thể là sự khởi đầu của
giai đoạn khủng hoảng, có thể khủng hoảng ngân hàng sẽ còn gia tăng hơn nữa. Mức độ đổ vỡ của HTNH cũng tăng dần theo.
Giai đoạn 3: Chỉ số BSF bắt đầu giảm xuống dƣới giá trị 0, nhƣng vẫn cao
hơn giá trị thể hiện sự đổ vỡ của khu vực ngân hàng. Trong suốt giai đoạn này, HTNH tiến gần hơn tới mốc mà xảy ra khủng hoảng thực sự. Sự đổ vỡ của khu vực ngân hàng gia tăng đáng kể.
Giai đoạn 4: Chỉ số BSF đi qua mốc giá trị xảy ra khủng hoảng ngân hàng.
Sự đổ vỡ của khu vực ngân hàng tiếp tục gia tăng. Phần lớn, khủng hoảng ngân hàng diễn ra trầm trọng nhất trong giai đoạn này.
Giai đoạn 5: Chỉ số BSF bắt đầu tăng trở lại về giá trị 0. Dƣới góc độ của
sự đổ vỡ trong khu vực ngân hàng, đây là giai đoạn phục hồi. Mức đổ vỡ bắt đầu giảm. Các ngân hàng dần dần quản trị đƣợc rủi ro trở lại. Khi giá trị BSF chạm tới 0 hoặc rất gần với giá trị 0, có thể nói rằng, khủng hoảng ngân hàng đã đi qua.
Để kiểm nghiệm ý kiến cho rằng, hiện tƣợng đột biến rút tiền gửi không giữ vai trò quan trọng trọng khủng hoảng ngân hàng hiện đại, Aykut Kibritcioglu đã xây dựng một chỉ số đổ vỡ ngân hàng thay thế BSF-2, đƣợc tính toán nhƣ sau:
Chỉ số BSF-2 dựa trên việc tính toán BFS-3 khi đã loại bỏ sự thay đổi thực trong tổng tiền gửi đối với sự đổ vỡ tài chính của ngân hàng. Sự chênh lệch giữa BSF-2 và BSF-3 sẽ lý giải tầm quan trọng của việc rút tiền đột ngột đối với khủng hoảng ngân hàng.