Đối với các ngân hàng cổ phần yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại... NHNN cần đƣa ra những tiêu chí và lộ trình cụ thể cần đạt đƣợc sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch). Đối với các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nhà nƣớc, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn Nhà nƣớc ở mức hợp lý, bằng việc cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại mỗi ngân hàng lên 30% - 40% - 49% tùy theo qui mô của từng ngân hàng. Giảm sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng.
Hiện nay, để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trƣớc hết và cần thiết phải giải quyết triệt để nợ xấu. Xử lý nợ xấu phải trở thành một chƣơng trình hành động Quốc gia, phải có sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của NHNN, sự tham gia của chính các ngân hàng. Vừa qua HTNH cơ cấu lại khoản nợ xấu cũng là một biện pháp để giảm nợ xấu trƣớc mắt. Nhƣng nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, Khách hàng đƣợc cơ cấu lại nợ, đƣợc tiếp tục vay mới... sau đó lại không trả đƣợc nợ ngân hàng, thì nợ xấu ở những giai đoạn tiếp theo sẽ tăng cao. Giải quyết vấn đề nợ xấu, đồng thời với việc chú ý các biện pháp ngăn chặn nguy cơ tăng nợ xấu trong tƣơng lai; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu một cách tổng thể, tôn trọng kỷ cƣơng, kỷ luật thị trƣờng và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu không gây áp lực tăng nợ Chính phủ; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu
không phá vỡ chính sách tiền tệ; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu thông qua việc thành lập Công ty quản lý tài sản - nợ xấu, cần chú trọng việc quy định rõ nội dung hoạt động và phƣơng thức phân bổ các khoản nợ xấu…