Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 37)

nghiên cứu trƣớc đây và mô hình đƣợc áp dụng thực tiễn tại Ấn Độ cho thấy:

Thứ nhất, việc xác định thời gian xảy ra khủng hoảng thì phƣơng pháp chỉ

số có những ƣu thế nổi trội so với phƣơng pháp sự kiện thông qua việc xây dựng chỉ số BSF định lƣợng tính đổ vỡ của HTNH.

Thứ hai, việc lựa chọn các mức ngƣỡng xác định khủng hoảng rất quan trọng. Trong nghiên cứu đầu tiên về chỉ số BSF, Kibritciouglu đã lựa chọn mức ngƣỡng là 0,5. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp của Ấn Độ, mức ngƣỡng xảy ra khủng hoảng đã đƣợc lựa chọn bằng độ lệch chuẩn của tất cả các giá trị BSF trong mẫu. Thực tế cho thấy, mức ngƣỡng này của mỗi nƣớc so với mức 0,5 là khác nhau. Cụ thể ở Ấn Độ, cả hai mức ngƣỡng của BSF-1 và BSF-2 đều nhỏ hơn 0,5. Do đó, nên chọn mức ngƣỡng là độ lệch chuẩn của các giá trị BSF để có thể phản ánh đúng hơn thực trạng phát triển và sự ổn định của HTNH VN.

Thứ ba, việc ƣớc lƣợng xác suất xảy ra khủng hoảng HTNH, mô hình Probit có thể hoạt động tốt trong việc dự báo khủng hoảng ngân hàng. Ở Ấn Độ, mô hình đã dự báo chính xác trên 80% các giai đoạn khủng hoảng trong HTNH với cửa sổ ngƣỡng là 6 tháng. Cùng với đó, mô hình đã cho thấy đƣợc một số biến giải thích có thể dự báo tốt khủng hoảng ngân hàng. Cách xây dựng chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng Ấn Độ của Thangjam đã có một số thay đổi trong nghiên cứu ban đầu của Aykut Kibritciouglu (2002).

Tóm lại, từ những phân tích phân tích trên, kết hợp với những nghiên cứu

thực nghiệm đáng tin cậy trên thế giới, mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng HTNH tƣơng thích nhất đƣợc đƣa ra, đó là mô hình dựa trên phương pháp sử dụng chỉ số

BSF để xác định thời gian xảy ra khủng hoảng kết hợp với ƣớc lƣợng xác suất xảy

ra khủng hoảng bằng phƣơng pháp tham số mà cụ thể là mô hình Probit để xây

dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng HTNH VN với các biến giải thích phù hợp với tình hình VN. Đây cũng là mô hình đƣợc sử dụng trong luận văn này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát năm 2008 tƣởng đã đi vào dĩ vãng sau khi các nền kinh tế lớn lần lƣợt tuyên bố thoát khỏi suy thoái vào cuối năm 2009. Nhƣng đến nay, thế giới dƣờng nhƣ vẫn không khá hơn. Các nền kinh tế lớn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu đến Trung Quốc, Ấn Độ đều tiềm ẩn nhiều dấu hiệu bất ổn. Giới quan sát tin rằng thế giới có nguy cơ phải hứng chịu một làn sóng khủng hoảng ngân hàng mới3. Mặt khác, HTNH luôn đƣợc coi là “huyết mạch” của nền kinh tế nên chắc chắc khủng hoảng HTNH sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do đó, việc nghiên cứu, vận dụng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng HTNH là rất quan trọng không chỉ ở VN.

Chƣơng 1 nêu tổng quan về khủng hoảng HTNH, tập trung vào các khái niệm, xác định các nguyên nhân gây ra khủng hoảng, trong đó có vai trò của NHNN, đánh giá các tác động của nó đến nền kinh tế và đƣa ra các phƣơng pháp dự báo sớm khủng hoảng HTNH. Qua đó làm nổi bật sự cần thiết xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng. Tổng kết các mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng của các học giả trƣớc đây và cụ thể cho trƣờng hợp Ấn Độ rút ra mô hình phù hợp cho Việt Nam. Đó là mô hình dựa trên phƣơng pháp sử dụng chỉ số BSF kết hợp mô hình probit để xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng HTNH VN

CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM TRONG CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2.1. Nhận xét việc vận dụng mô hình cảnh báo sớm và các biện pháp phòng ngừa rủi ro khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực hiện:

Các TCTD khi gặp sự cố, dẫn đến đổ vỡ sẽ đƣợc tiếp nhận và xử lý theo một quy trình bài bản, hạn chế hậu quả ở mức thấp nhất và bảo vệ quyền lợi cho ngƣời gửi tiền. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng Đề án tiếp nhận, xử lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đây là lần đầu tiên VN có một cơ chế tiếp nhận và xử lý đồng bộ các ngân hàng khi khủng hoảng và đổ vỡ. Tuy nhiên, còn mang nặng tính khẩu hiệu, riêng lẽ chƣa kết nối thành một hệ thống bài bản, chủ động. Thực tế, việc nghiên cứu, xây dựng một một hình cảnh báo sớm khủng hoảng HTNH VN chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

2.1.1. Những thành tựu đạt đƣợc:

Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật của VN liên quan đến hoạt động của ngân hàng, hoạt động giám sát của NHNN đối với ngân hàng về cơ bản đƣợc đánh giá là ngày càng tiến sát lại gần hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý của NHNN (thông tin qua giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng, thông tin qua báo cáo thống kê, từ Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền thuộc Thanh tra ngân hàng, CIC, BHTG VN…).

Thông qua việc quy định và thực hiện các quy định về cung cấp, thu thập, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của các ngân hàng, nguồn cung cấp thông tin cho NHNN ngày càng trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, các thông tin mà NHNN có đƣợc liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngân hàng ngày càng cập nhật, có chất lƣợng, giúp NHNN chủ động trong điều hành vĩ mô của NHNN cũng nhƣ xử lý vi phạm cụ thể sát thực, kịp thời; phục vụ đắc lực việc giám sát rủi ro hoạt động ngân hàng. Đến nay, NHNN đã thực hiện đƣợc một số biện pháp để đề phòng khủng hoảng đối với HTNH.

2.1.2. Những mặt hạn còn hạn chế:

ngân hàng, đề phòng khủng hoảng HTNH:

Một là, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các biện pháp thận

trọng khác còn nhiều bất cập. Về mặt hình thức pháp lý, nhiều quy định phù hợp với chuẩn mực Basel và thông lệ quốc tế nhƣng trên thực tế về cơ bản chƣa phù hợp. Một số thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng đó đƣợc áp dụng ở VN, song chƣa đồng bộ và không triệt để dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá HTNH chƣa phản ánh đầy đủ thực chất trạng tình hình, kể cả việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác. Ngoài ra, các quy định về tổ chức, hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng mới, công cụ tài chính phái sinh, còn thiếu hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện của VN.

Hai là, NHNN vẫn chủ yếu thực hiện phƣơng pháp giám sát tuân thủ, chƣa

thực sự thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro. Giám sát tuân thủ đó bộc lộ những hạn chế nhƣ: Khả năng phát hiện, cảnh báo sớm, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động ngân hàng của NHNN cũng yếu; Chƣa đánh giá đƣợc tổng thể rủi ro của từng TCTD (trong đó có ngân hàng) và toàn hệ thống TCTD. Ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong suốt quá trình hoạt động, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực; Không đảm bảo nguồn lực (của NHNN) đƣợc phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả theo nguyên tắc tập trung cho những lĩnh vực, những ngân hàng bị đánh giá có tiềm ẩn rủi ro cao hơn đối với sự an toàn hệ thống.

Ba là, NHNN chƣa tiến hành giám sát dựa trên cơ sở hợp nhất. Hiện nay,

không ít ngân hàng có hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bảo hiểm nhƣng NHNN (Thanh tra ngân hàng) không thể tiếp cận và giám sát đƣợc các hoạt động này trên cơ sở hợp nhất, mặc dù các hoạt động này có thể đem lại những rủi ro không nhỏ cho các ngân hàng nói riêng và HTNH nói chung.

Bốn là, còn có sự lệch pha hoặc độ trễ trong hoạt động giám sát nói chung

của các đơn vị thuộc NHNN đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ giám sát, thanh tra đối với các ngân hàng. Việc xây dựng các cơ chế, quy chế về giám sát hoạt động ngân hàng và quản lý dịch vụ ngân hàng có sự tham gia của nhiều Vụ, Cục chức năng

của NHNN. Về cơ bản, Thanh tra ngân hàng không tham gia vào qui trình quản lý dịch vụ ngân hàng và cơ cấu lại HTNH. Hệ thống thông tin tín dụng tách rời khỏi hệ thống giám sát ngân hàng. Trong khi đó, thiếu một cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin hữu hiệu giữa các đơn vị tham gia vào thực thi nhiệm vụ, quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng. Thực tế là không một đơn vị nào ở NHNN, ngay cả Thanh tra ngân hàng có đƣợc một cái nhìn toàn diện về hoạt động và tình trạng của một ngân hàng và đôi khi xảy ra sự lệch pha hoặc có độ trễ trong thực hiện các biện pháp giám sát đối với các ngân hàng.

Năm là, các ngân hàng VN cả quốc doanh và ngoài quốc doanh (trừ Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài và NHLD) đều ở tình trạng không an toàn, không đáp ứng các chuẩn mực về an toàn không chỉ của quốc tế mà ngay cả chuẩn mực (qui định) của VN, đặc biệt đáng lo ngại là các chỉ tiêu về vốn và nợ quá hạn. Nếu trong một vài năm tới không có những giải pháp kiên quyết thì HTNH khó có thể tránh khỏi nguy cơ chịu tác động và ảnh hƣởng xấu của khủng hoảng ngân hàng.

Sáu là, hệ thống CNTT của ngân hàng cũng lạc hậu, công tác xây dựng, chỉnh sửa ban hành các văn bản pháp lý chƣa theo kịp với những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển công nghệ, nguồn nhân lực cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Điều này có nguy cơ gây rủi ro trong hệ thống các ngân hàng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu hơn và rộng hơn với nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.

2.2. Nhận diện các nhân tố tác động đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam: hàng Việt Nam:

Qua nhiều năm đổi mới, HTNH VN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định hệ thống tài chính, cung cấp một khối lƣợng vốn to lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đầu tƣ, tăng trƣởng kinh tế nhanh, tạo công ăn việc làm,… Đồng thời, ngân hàng cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chính HTNH đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, đe dọa sự ổn định và tính “dễ đổ vỡ” – tiền đề khủng hoảng HTNH.

2.2.1. Tính thanh khoản:

Có thể nói, HTNH VN luôn đối diện với rủi ro thanh khoản, phản ảnh qua chỉ số tín dụng trên tổng vốn huy động tiền gửi. Xét số liệu theo từng tháng, có thể cho thấy tỷ lệ tín dụng trên tổng số huy động tiền gửi từ 2006 đến nay, đã có sự gia tăng đáng kể và đã có sự sụt giảm tƣơng đối ở các tháng trong năm 2012. Xét về mức độ, những con số này cho thấy tỷ lệ khá cao và hàm chứa nhiều rủi ro.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tín dụng/ tổng huy động tiền gửi giai đoạn 2001 -2012 (%)

Nguồn: IMF

Trong khi đó, so sánh với các nƣớc khác trong khu vực thì tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng huy động tiền gửi VN hiện tại là cao nhất. Nếu nhƣ quy định về tỷ lệ an toàn tín dụng/ tổng huy động nhƣ một chỉ số đảm bảo thanh khoản cho HTNH ở nhiều nƣớc đƣợc đặt ra phải là ở dƣới mức 110% và các quốc gia đang cố gắng đƣa tỷ lệ này về mức dƣới 100% nhƣ ở Hàn Quốc hoặc Indonesia thì cho đến tháng 9/2011. Năm 2011 và ƣớc tính 2012, VN là nƣớc có tỷ kệ cho vay/huy động tiền gửi cao nhất trong khu vƣc với chỉ số lần lƣợt là 113.9% và 119.8%, cách khá xa so với mức trung bình dƣới 80% của các nƣớc khác trong khu vực. Nhƣ vậy có thể nhận thấy HTNH VN tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các quốc gia khác và dễ bị tổn thƣơng hơn nếu nhƣ cùng chịu tác động các cú sốc kinh tế từ bên ngoài.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của HTNH các nƣớc, 2011 - 2012(%)

Nguồn: Business Monitor International, Q3/2012 Báo cáo ngân hàng Việt Nam

2.2.2. Nợ xấu:

Một trong số những rủi ro đe dọa sự ổn định của HTNH là nợ xấu. Trong những năm qua, tỉ lệ nợ xấu đã tăng lên đáng kể.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu VN giai đoạn 2008 – 2012

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Theo tiêu chuẩn kế toán VN, tỉ lệ nợ xấu của toàn HTNH tính đến tháng 6/2011 khoảng 3%, tuy nhiên, theo Fitch Ratings, tỉ lệ này theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phân loại các loại nợ xấu, con số này lên tới 13%.4 Hơn nữa, việc thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt khiến nhiều doanh nghiệp hạn chế sản xuất và thậm chí phá sản cũng gây tác động tiêu cực lên nợ xấu của toàn HTNH.

Bên cạnh đó, một khu vực quan trọng có thể tác động mạnh tới cân đối tài sản (cả nợ xấu và tính thanh khoản) là thị trƣờng bất động sản. Tín dụng tập trung vào lĩnh này quá lớn khiến sự an toàn của HTNH phụ thuộc vào thị trƣờng bất động sản. Trong những năm trƣớc đây, cùng với dòng vốn nƣớc ngoài ồ ạt và những dòng vốn rẻ, dễ dãi từ các chính sách nới lỏng tiền tệ đã đổ vào vào thị trƣờng bất động sản, bên cạnh đó, sự bất ổn vĩ mô đặc biệt là lạm phát cũng khiến ngƣời dân đẩy mạnh đầu cơ vào thị trƣờng này. Hệ quả là giá bất động sản gia tăng và bản chất là bong bóng tài sản, khiến một lƣợng vốn rất lớn của nền kinh tế tồn trữ trong thị trƣờng bất động sản, không đi vào khu vực sản xuất. Dƣ nợ tín dụng bất động sản lớn, song chất lƣợng tín dụng thấp và đang có chiều hƣớng giảm đã trở thành rủi ro rất lớn đối với các ngân hàng.

Khi chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh, cộng thêm những yêu cầu trong chỉ thị 01/2011/CT-NHNN về việc giảm tỉ trọng tín dụng cho vay phi sản xuất xuống 16% cho đến cuối năm 2011 và coi khu vực phi sản xuất (trong đó có bất động sản) không thuộc khu vực ƣu tiên cấp tín dụng, thì thị trƣờng trở nên đóng băng, giá bất động sản giảm mạnh. Các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn và thua lỗ, trong khi bản thân các tài sản thế chấp (phần lớn cũng là bất động sản) giảm mạnh giá trị, khiến các khoản nợ ngân hàng đang dần trở thành các khoản nợ xấu. Mặc dù vậy, gần đây nhất cho đến ngày 14/04/2012, NHNN đã có quy định loại trừ một số khoản tín dụng ra khỏi dƣ nợ hạn chế tín dụng bất động sản. Động thái này đƣợc coi nhƣ một sự nới lỏng chính sách tiền tệ đối với thị trƣờng bất động sản, tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao.

Mặt khác, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro đạo đức của đối tƣợng đi vay. Tín dụng cho khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm khoảng 30% tổng dƣ nợ đang đối mặt với nguy cơ rủi ro đạo đức cao – hành vi thiếu trách nhiệm với các khoản vay chi phi thấp.

Biểu đồ 2.4: Dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu cho vay bất động sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)