Vai trò của Ngân hàng nhà nƣớc đối với khủng hoảng hệ thống ngân hàng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 34)

ngân hàng:

Thực tế cho thấy, HTNH đóng vai trò quan trọng và đƣợc ví nhƣ hệ tuần hoàn của cả nền kinh tế. HTNH hoạt động ổn định, lành mạnh sẽ góp phần phân bổ và luân chuyển các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả, thông suốt, giúp cho các thành phần kinh tế tiếp cận đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi một cách dễ dàng, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ các hoạt động khác, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là không thể tránh khỏi và hậu quả là sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng đã đƣợc ghi nhận trong lịch sử, điển hình nhƣ Northern Rock (Anh) năm 2007, Lehman Brothers (Mỹ) năm 2008, hay Washington Mutual (Mỹ) năm 2008. Trong cả năm 2009, Mỹ ghi nhận 140 vụ sụp đổ của các ngân hàng, nhiều nhất kể từ năm 1992, vào thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng tín dụng. Sự sụp đổ của các ngân hàng danh tiếng của Mỹ, các ngân hàng lớn của Châu Âu cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khác trên thế giới cho thấy hiện tƣởng đổ vỡ có thể xảy ra với bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào, và sự đổ vỡ này có thể mang lại hậu quả khôn lƣờng cho nền kinh tế nếu nhƣ không có một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong việc xử lý, giám sát các ngân hàng phá sản.

hƣởng đến VN chƣa nhiều và không trực tiếp. Nếu có tác động ngay, thông thƣờng chỉ ở lĩnh vực xuất khẩu. Còn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mức độ hội nhập khi đó chƣa cao. Quan trọng hơn, các ngân hàng lúc ấy mới bƣớc vào giai đoạn tăng trƣởng "nóng". 2009 là thời điểm cực "thịnh". Đến nay, khi thế giới đi qua khủng hoảng đƣợc 5 năm thì HTNH VN lại gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn thực ra đã bắt đầu lộ dần từ năm 2010, 2011, ngân hàng vẫn tăng trƣởng "nóng" nhƣng nhiều vấn đề khác đã xấu đi, nợ dƣới chuẩn cũng tăng lên.

Sự ổn định của HTNH bị đe dọa, hạ tầng tài chính có thể bị sụp đổ nếu thiếu sự can thiệp của NHNN. Sự đổ vỡ của một tập đoàn tài chính chủ chốt thƣờng là yếu tố thúc đẩy hiện tƣợng đột biến rút tiền gửi tại các ngân hàng. Ngƣời gửi tiền thƣờng hoảng loạn vì không phân biệt đƣợc ngân hàng hoạt động tốt và ngân hàng có vấn đề, vì vậy họ rút hết tiền gửi của mình tại các ngân hàng. Khoản dự trữ tiền mặt của các ngân hàng vốn đã chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản càng trở nên “muối bỏ biển” khi xuất hiện đột biến rút tiền gửi. Nếu không có sự can thiệp của NHNN thông qua hoạt động hỗ trợ thanh khoản, cho các ngân hàng có khả năng thanh toán nhƣng mất khả năng thanh khoản, thì ngay cả những ngân hàng đang hoạt động tốt cũng có thể đổ vỡ.

Đổi mới tài chính và gia tăng hội nhập thị trƣờng tài chính toàn cầu đã làm xuất hiện một số yếu tố mới. Do vậy, mặc dù có vài điểm tƣơng đồng, những cuộc khủng hoảng ngân hàng trong những năm gần đây đã khác so với các cuộc khủng hoảng trƣớc đây trên nhiều phƣơng diện. Đặc biệt, hệ lụy và sự lan truyền rộng của các cuộc khủng hoảng này dƣờng nhƣ đã trở nên vừa rõ ràng vừa khó nắm bắt. Chính vì vậy, ngày nay, khủng hoảng ngân hàng chỉ còn đƣợc đề cập đến nhƣ một dạng của khủng hoảng tài chính, có thể xảy ra đơn lẻ hoặc xảy ra đồng thời cùng với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ.

Để có thể kiểm soát khủng hoảng ngân hàng, phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng các công cụ sau: thực hiện chức năng ngƣời cho vay cuối cùng (thƣờng thuộc về NHNN/ngân hàng trung ƣơng), tuyên bố bảo đảm toàn bộ, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng thông qua các hoạt động xử lý ngân hàng có

vấn đề (thực hiện sau khủng hoảng).

- Thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng. Chức năng ngƣời cho vay

cuối cùng của NHNN đƣợc thực hiện có thể ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh khoản. Tuy vậy, chính hoạt động này cũng có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi ngân hàng đƣợc trợ giúp thanh khoản không có khả năng bán đƣợc những tài sản với giá bằng giá trị thực của chúng. Đối với khủng hoảng hệ thống, NHNN có thể làm cho hoảng loạn ngân hàng lắng xuống bằng bằng cách đáp ứng tất cả nhu cầu về thanh toán ngay cho các ngân hàng có khả năng thanh toán nhƣng mất khả năng thanh khoản tạm thời.

- Tuyên bố bảo đảm toàn bộ. Theo Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), bảo

đảm toàn bộ là tuyên bố của chính phủ/NHNN rằng tất cả các khoản tiền gửi hoặc có thể các công cụ tài chính khác sẽ đƣợc bảo vệ. Để ngăn chặn đột biến rút tiền gửi trên quy mô hệ thống, nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng, bảo đảm toàn bộ có thể là biện pháp hữu hiệu và thậm chí là cần thiết. Bảo đảm toàn bộ đã đƣợc rất nhiều quốc gia áp dụng và góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn đột biến rút tiền gửi

- Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Để có thể giải quyết tận gốc các cuộc khủng hoảng ngân hàng, hầu hết các quốc gia đều áp dụng kế hoạch tái cơ cấu lại HTNH. Kế hoạch này đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động xử lý ngân hàng đổ vỡ hoặc có vấn đề. Xử lý ngân hàng là một thành phần của mạng lƣới an toàn tài chính bao gồm các thủ tục và biện pháp do các cơ quan quản lý áp dụng để giải quyết tình trạng của một ngân hàng không thể hồi phục đƣợc nhằm góp phần xây dựng, củng cố HTNH và quan trọng hơn là ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng tái diễn. Hiện có 6 hình thức xử lý ngân hàng đổ vỡ trong khủng hoảng ngân hàng đƣợc áp dụng gồm: Đóng cửa ngân hàng và chi trả BHTG; Tái cơ cấu hoàn toàn; Mua và nhận nợ thay (P&A); Sáp nhập và hợp nhất (M&A); Ngân hàng bắc cầu và Hỗ trợ tài chính. Mỗi biện pháp có ƣu và nhƣợc điểm riêng và đƣợc áp dụng tùy theo chính sách từng quốc gia.

khủng hoảng ngân hàng đối với nền kinh tế, các quốc gia đã xây dựng những cơ chế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát khủng hoảng ngân hàng. Vì vậy, xây dựng một mạng lƣới an toàn tài chính có thể đƣợc cân nhắc và lựa chọn nhƣ một giải pháp tổng thể. Mạng lƣới này thƣờng bao gồm Bộ Tài chính, NHNN, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia và tổ chức BHTG. Đồng thời mạng lƣới này phải đƣa ra đƣợc các phƣơng án cụ thể để xử lý những khía cạnh riêng có thể gây ra trƣớc hoặc tồn tại trong cuộc khủng hoảng.

- Quy chế quản lý ngân hàng. Những diễn biến của hoạt động ngân hàng

năm 2008 tại VN cho thấy, VN cần xây dựng những quy định và quy chế quản lý ngân hàng cần thiết để đảm bảo việc thiết lập một hệ thống tài chính lành mạnh. Kinh nghiệm xây dựng quy chế quản lý ngân hàng của các nƣớc trên thế giới đã đƣợc tổng kết, cho thấy các quy định này cần bao gồm: Quy định về tiêu chuẩn gia nhập ngành; Quy định về quy mô vốn cần đảm bảo; Quy định về đa dạng hóa tài sản; Quy định các khoản vay cho nhân viên trong nội bộ và các bên liên quan; Quy định về những hành vi đƣợc cho phép hay bị cấm; Quy định về phân loại tài sản và dự phòng; Phạm vi, tần suất và nội dung chƣơng trình kiểm toán; Quy định về các quyền lực thi hành các quyết định; Quy định về các biện pháp giải quyết những ngân hàng có vấn đề.

- Bảo hiểm tiền gửi.. Không khó để nhận thấy tại sao cơ chế BHTG lại đƣợc những nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới ƣa chuộng. Trong ngắn hạn, do không có khoản chi phí ngân sách tức thời nào đƣợc định trƣớc, họ đã đề ra một biện pháp hầu nhƣ không tốn phí để giảm rủi ro đột biến rút tiền gửi và hoảng loạn ngân hàng. Bên cạnh việc ổn định lĩnh vực tài chính, một cơ chế bảo hiểm có thể thúc đẩy các giá trị mang tính chính sách khác nhƣ bảo vệ ngƣời gửi ít tiền hoặc cải thiện cơ hội cho các ngân hàng nhỏ cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn đối với các khoản tiền gửi bằng cách giảm nhẹ mối quan tâm về những bất lợi của các ngân hàng nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)