Để xác định các nhân tố gây ra khủng hoảng HTNH VN, trong luận văn này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Probit đƣợc phân tích:
P[Y(6)=1] = Ф (Ci + β1 CD + β2 INF + β3 FXRC + β4 AL + β5 M2C + β6 IN + β7 VNI + β8 GG + β9 REER + β10 IM + β11 EX )
Trong đó, P[Y(6)=1] là xác suất xảy ra khủng hoảng HTNH sau 06 tháng. Điều đó có nghĩa là khi nhập số liệu các biến độc lập quan sát ở tháng thì giá trị biến phụ thuộc sẽ cho ra kết quả ở thời điểm t+6. Giá trị Y = 0 cho biết không có khủng hoảng và ngƣợc lại giá trị Y = 1 cho biết tại tháng đó có khủng hoảng.
2.3.2.3. Kết quả thực nghiệm:
Dùng chƣơng trình Eview, chạy mô hình hồi quy nhị phân Probit với 11 biến ở trên, giai đoạn từ tháng 01/2001 – 05/2012. Kết quả đƣợc mô hình 1– đầy đủ các biến ban đầu đƣợc nêu ra (cột 1 - bảng 2.4). Tuy nhiên, trong mô hình 1 này, các biến: M2C, VNI, GG và EX không có các ý nghĩa thống kê vì có số P-value rất lớn (hơn 10%). Do đó, sau khi loại các biến này ra khỏi mô hình 1, ta có kết quả ở mô hình 2 – điều chỉnh (cột 2 - bảng 2.4). Ở mô hình 2, các biến tƣơng đối có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2.4: Kết quả chạy mô hình Probit (01/2001- 05/2012)
Biến Mô hình 1 – Ban đầu
(cột 1) Mô hình 2 - Điều chỉnh (cột 2) C -20.49350 -19.14776 CD 0.100046*** 0.092461*** INF 0.526171*** 0.532301*** FXRC 0.057478** 0.054034** AL 0.003523*** 0.003272*** M2C -0.023147 IN -0.147518** -0.145535** VNI 0.003137 GG 0.028528 REER 0.089587*** 0.085197*** IM 0.022446* 0.014236* EX -0.010180 N=0 69 69
Biến Mô hình 1 – Ban đầu (cột 1) Mô hình 2 - Điều chỉnh (cột 2)
N=1 68 68
N 137 137
McFadden R-squared 0.240317 0.222465
Mean dependent variable 0.496350 0.496350
S.D dependent variable 0.501821 0.501821
Prob (LR statistic) 0.000004 0.000000
Ghi chú: ***: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5%, *: mức ý nghĩa đến 10%.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, khả năng xảy ra khủng hoảng HTNH bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố sau: tỷ lệ tổng cho vay/tổng tiền gửi, chỉ số lạm phát, dự trữ ngoại hối, tài sản có ngoại tệ/tài sản nợ ngoại tệ, lãi suất huy động, tỷ giá thực hiệu dụng VND và nhập khẩu. Mối quan hệ giữa biến biến độc và phụ thuộc trong mô hình đƣợc giải thích chi tiết sau:
- Tỷ lệ tổng cho vay/tổng tiền gửi (CD), kết quả trình bày ở bảng 2.4 cho
thấy tỷ lệ tổng cho vay/tổng tiền gửi có tƣơng quan tỷ lệ thuận với khả năng có xảy ra khủng hoảng. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cho phép chúng ta kết luận rằng tỷ lệ tổng cho vay/tổng tiền gửi của HTNH càng lớn khả năng xảy ra khủng hoảng càng cao.
- Chỉ số lạm phát (INF), Nhân tố này có tƣơng quan tỷ lệ thuận với khả năng xảy ra khủng hoảng HTNH với mức ý nghĩa thống kê 1%.
- Dự trữ ngoại hối (FXRC), biến này cũng có tƣơng quan tỷ lệ thuận với khả năng xảy ra khủng hoảng. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- Tài sản có ngoại tệ/tài sản nợ ngoại tệ (AL), tƣơng tự nhƣ dự trữ ngoại
hối, AL cũng có mối tƣơng quan tỷ lệ thuận với khả năng xảy ra khủng hoảng với mức ý nghĩa thống kê 1%.
- Lãi suất huy động (IN), Khác với các nhân tố trên, lãi suất huy động có
tƣơng quan tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra khủng hoảng HTNH. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- Tỷ giá thực hiệu dụng VND (REER), tƣơng tự nhƣ các biến CD, INF và
AL, REER cũng có tƣơng quan tỷ lệ thuận với khả năng xảy ra khủng hoảng. Mối quan hệ này cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy, nếu chúng ta
duy trì tỷ giá thực hiệu dụng VND ở mức cao thì khả năng xảy ra khủng hoảng càng lớn.
- Nhập khẩu (IM), biến này cũng có tƣơng quan tỷ lệ thuận với khả năng
xảy ra khủng hoảng. Tuy nhiên, mối quan hệ này có mức ý nghĩa thống kê ở mức 10% không bằng các biến trên.
Trong mô hình Probit (mô hình 2), giá trị của R2 là 0.222465. Điều này có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích đƣợc 22,2% khả năng xảy ra khủng hoảng HTNH.
Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức có mức ý nghĩa P-value =0.0000 nên hoàn toàn có thể bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập đồng thời bằng 0 (H0: βCD = βINF = βFXRC = βAL = βIN = βREER = βIM = 0). Do đó mô hình nghiên cứu là phù hợp.
Hầu nhƣ tất cả các biến đều có P-value rất nhỏ nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0 (βCD = 0, βINF = 0, βFXRC = 0, βAL = 0, βIN = 0, βREER = 0, βIM = 0) nên hệ số hồi quy của các biến đều có ý nghĩa.
Mức độ chính xác của dự báo: Kết quả chạy eview cho bảng sau:
Bảng 2.5: Giá trị dự báo kỳ vọng của mô hình Probit
Expectation-Prediction Evaluation for Binary Specification Equation: DUBAOCHINHXAC
Date: 07/28/13 Time: 14:43 Success cutoff: C = 0.5
Estimated Equation Constant Probability
Dep=0 Dep=1 Total Dep=0 Dep=1 Total
P(Dep=1)<=C 53 19 72 69 68 137 P(Dep=1)>C 16 49 65 0 0 0 Total 69 68 137 69 68 137 Correct 53 49 102 69 0 69 % Correct 76.81 72.06 74.45 100.00 0.00 50.36 % Incorrect 23.19 27.94 25.55 0.00 100.00 49.64 Total Gain* -23.19 72.06 24.09 Percent Gain** NA 72.06 48.53
Estimated Equation Constant Probability
E(# of Dep=0) 44.09 24.61 68.70 34.75 34.25 69.00 E(# of Dep=1) 24.91 43.39 68.30 34.25 33.75 68.00 Total 69.00 68.00 137.00 69.00 68.00 137.00 Correct 44.09 43.39 87.47 34.75 33.75 68.50 % Correct 63.89 63.80 63.85 50.36 49.64 50.00 % Incorrect 36.11 36.20 36.15 49.64 50.36 50.00 Total Gain* 13.53 14.17 13.84 Percent Gain** 27.25 28.13 27.69
*Change in "% Correct" from default (constant probability) specification **Percent of incorrect (default) prediction corrected by equation
Bảng kết quả trên cho thấy, trong 69 tháng không xảy ra khủng hoảng thì mô hình đã dự đoán đúng 53 tháng, vậy tỷ lệ dự đoán đúng là 76.81 %. Còn đối với 68 tháng có đổ vỡ thì mô hình dự đoán đúng 49 tháng, tỷ lệ dự đoán đúng trƣờng hợp này là 72.06 %. Tổng thể, mô hình dự đoán chính xác là 74,45%.
Vậy Mô hình tối ƣu đƣợc đƣa ra là:
P[Y(6)=1] = Ф(-19.1477+0.0924*CD+0.5323*INF+0.0540*FXRC+000032*AL -0.1455*IN +0.0851*REER + 0.0142*IM)