HCM
Trong thời gian qua, sự khó khăn của nền kinh tế đã thẩm thấu vào hầu hết các lĩnh vực với tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho và nợ quá hạn tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản… nên đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng của các NHTM. Cụ thể, theo ý kiến của hiệp hội các ngân hàng Việt Nam cho rằng các NHTM đang gặp khó khăn trong tín dụng do sản xuất của các doanh nghiệp đang suy giảm nghiêm trọng, các ngân hàng khó khăn trong thu nợ (gốc, lãi), nợ xấu có xu hướng tăng cao. Một số lĩnh vực cho vay cần ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do khách hàng vay không đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (không có phương án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, không có hoặc không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính không minh bạch, nợ xấu phát sinh do không tiêu thụ được sản phẩm...)
Trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể vượt mức 10% trong năm 2013 thì các ngân hàng trên địa bàn TP HCM lại chỉ có thể chạm mức tăng 9%. Đối với hoạt động tín dụng, trong giai đoạn 2010-2013, quy mô tín dụng của các TCTD trên địa bàn tăng cao hàng năm, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 210,53% GDP năm 2010 lên gần 160% vào năm 2013 (xem Bảng 2.2)
Bảng 2.2. Tỷ lệ tín dụng trên GDP của các TCTD trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2010-2013 (tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Dư nợ tín dụng 889.000 764.003 821.300 952.550 GDP 422.270 512.721 591.863 598.296 Tín dụng /GDP 210,53% 149,01% 138,77% 159,21%
Trong khi phần lớn lợi nhuận của ngân hàng đến từ hoạt động tín dụng thì với tình hình hiện nay trong viễn cảnh các doanh nghiệp có thể hoàn toàn hồi phục sức khỏe là điều khó khăn rõ ràng đã và sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của các NHTM. Mặt khác, nỗi lo giải quyết nợ xấu cũ và phát sinh nợ xấu vẫn đang là áp lực lớn đối với các NHTM. Đây là yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cũng như mức lợi nhuận của ngân hàng. Vì nếu các ngân hàng lấy tiêu chí phát triển ổn định lên hàng đầu, chấp nhận lợi nhuận thấp, thì việc tăng tín dụng nhưng vẫn canh chặt rủi ro là tất yếu. Trước tình hình đó, đòi hỏi các NHTM phải tích cực tìm những hướng đi phù hợp để có thể tiếp tục tăng trưởng bền vững và kết quả mà các ngân hàng đạt được cũng rất đáng được ghi nhận.
Như với Sacombank, đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay là 110.297 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2012. Trong đó cho vay khách hàng là 107.848 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch tăng trưởng, tăng 14,6% so với năm 2012. So với tốc độ toàn ngành (12,5%). Trong đó, cho vay bằng VND chiếm ưu thế về qui mô (102.071 tỷ đồng), đạt tốc độ tăng cao (tăng 20,1%); cho vay khách hàng cá nhân phát triển vượt bậc, đạt 42.633 tỷ đồng (tăng 31,2%), tăng tỷ trọng từ 35% lên 40,1%; CVTD đạt 19.344 tỷ đồng, chiếm 63,8% tổng cho vay phi sản xuất.
Bảng 2.3. Tổng dƣ nợ cho vay sacombank từ 2010 – 2013 (tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ cho
vay
77.486 79.429 97.022 110.297
% tăng trưởng 39,6% 2,5% 22,1% 13,7%
(Nguồn: Báo cáo thường niên sacombank năm 2013)
Năm 2013 dư nợ cho vay của Vietcombank đạt 275.285 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2012 – cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành. Dù cho vay đạt tỷ lệ cao nhưng nợ xấu của Vietcombank hiện chỉ chiếm tỷ lệ 2,62% trên tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 23% danh mục tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp (1,02%). Vietcombank đã chủ động triển khai các
chương trình cho vay ưu đãi với các đối tượng được ưu tiên với lãi suất thấp nhất có thể là 5,5%/năm nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Doanh số giải ngân đối với chương trình này trong năm 2013 lên tới 200.584 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 65.498 tỷ đồng. Về việc triển khai chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở, tính đến hết 31/12/2013, dư nợ Vietcombank cho vay đối với khách hàng cá nhân đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là 128 tỷ đồng. Vietcombank là ngân hàng có dư nợ đã giải ngân lớn nhất đối với gói cho vay hỗ trợ nhà ở.
Bảng 2.4. Tổng dƣ nợ cho vay Vietcombank từ 2010 – 2013 (tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ cho
vay
176.814 209.418 241.163 275.285
% tăng trưởng 24,8% 18,4% 15,2% 14,2%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2013)
Đến 31/12/2013, dư nợ cho vay khách hàng của BIDV đạt 391.036 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2012 (339.924 tỷ đồng). Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn đến cuối năm 2013 là 2.833 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm.
Bảng 2.5. Tổng dƣ nợ cho vay BIDV từ 2010 – 2013 (tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ cho
vay
254.192 293.937 339.924 391.036
% tăng trưởng 23,1% 16% 16% 15%
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2013)
Trong những tháng đầu năm 2013, các NHTM cũng đã tích cực đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi nhằm đẩy mạnh cho vay với mức lãi suất hấp dẫn đặc biệt với các khách hàng tốt và tiềm năng.
Vietcombank sẵn sàng cho vay với lãi suất 5%/năm với điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu phải chuyển 50-70% dòng tiền mua bán hàng hóa thông qua ngân hàng, đồng thời cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; Eximbank triển khai đầu năm 2014, các chi nhánh đang mời doanh nghiệp lãi suất cho vay khoảng 6%/năm nhằm khai thông đầu ra; Trong khi đó, TPBank dành 2.000 tỉ đồng cho vay với lãi suất thấp nhất 8%/năm đối với VNĐ hoặc 3.8%/năm đối với USD trong 3 tháng đầu tiên. Sau thời gian này, TPBank tiếp tục áp dụng mức lãi suất trên cơ sở trần lãi suất tiết kiệm cộng với biên độ hợp lý; Từ ngày 24/2/2014 đến hết ngày 31/8/2014, BIDV triển khai chương trình ưu đãi giải ngân 5000 tỷ đồng dành cho các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh vay sản xuất kinh doanh.Với mục tiêu hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với khách hàng, BIDV đưa ra mức lãi suất rất cạnh tranh để khách hàng lựa chọn đối với các khoản vay sản xuất kinh doanh mới của khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh có kỳ hạn giải ngân từ 3 tháng trở lên trong thời gian triển khai. Khi tham gia chương trình, khách hàng được chọn lựa 01 trong 02 phương án ưu đãi: lãi suất 8%/năm trong 1 tháng đầu tiên, lãi suất 9,5%/năm trong 3 tháng đầu tiên.
Thực tế cho thấy, dù đưa ra những chương trình ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn rất khó khăn. Hiện tại, lãi suất không còn là vấn đề tác động quá lớn đến doanh nghiệp, vì thực tế lãi suất đã giảm khá nhiều trong thời gian qua. Lãi suất cho vay áp dụng với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên đã dưới mức 9%. Trong khi đó, những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp như tiêu thụ hàng hóa khó, dẫn đến tồn kho chưa giải quyết được chính là lý do khiến cho doanh nghiệp không vay thêm nhiều.
Trước yêu cầu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm lợi nhuận của các ngân hàng trong khi phát triển nhằm vào đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp đang có dấu hiệu chững lại thì CVTD đang là một trong những giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả, không phải là lĩnh vực mới nhưng lại mang tới thị trường tiềm năng cho các ngân hàng.
2.1.2 Thực trạng CVTD tại các NHTM trên địa bàn TP HCM
Nếu như ở các nước phát triển, tỷ trọng CVTD thường chiếm khoảng từ 40% đến 50% trên tổng dư nợ, thì tỷ lệ này của các TCTD Việt Nam lại chiếm tỉ lệ chưa cao, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như quy mô món vay nhỏ, số lượng món vay lớn làm chi phí dịch vụ cao. Hơn nữa, việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng cũng như quá trình thu nợ gặp nhiều rủi ro vì khách hàng cá nhân bị chi phối bởi nhiều yếu tố như thu nhập hàng tháng, sức khỏe… Tuy nhiên, việc khó tăng trưởng tín dụng ở đối tượng khách hàng doanh nghiệp cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao đó là động lực thúc đẩy và cũng là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng tín dụng với đối tượng khách hàng vô cùng rộng lớn trên một quốc gia có số dân gần 90 triệu người.
Nếu như trước đây, các sản phẩm cho vay trả góp mua nhà, mua xe máy, ô tô hầu hết chỉ có mặt ở các công ty tài chính như Prudencial, PPF, PVFC, nay đã trở thành sản phẩm cạnh tranh quyết liệt giữa ngân hàng với ngân hàng, ngân hàng với công ty tài chính. Khảo sát mới nhất của Maritimebank cho thấy thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã thay đổi. Khi cần đến một lượng tiền tương đối lớn cho tiêu dùng, gần 58% người tham gia chọn phương án vay ngân hàng, chỉ có 25,85% người được hỏi chọn phương án vay bạn bè, người thân, 12,24% đợi khi đủ tiền mới thực hiện và 4,08% chọn phương án vay lãi nóng bên ngoài. Ngoài ra, xu hướng CVTD hiện nay chủ yếu thực hiện thông qua hệ thống NHTM với 96%, các TCTC chỉ thực hiện khoảng 4%. Các NHTM CVTD ở các lĩnh vực bất động sản, mua ô tô, xe máy, thẻ tín dụng và khoản vay lên đến cả tỷ đồng. Trong khi đó, các TCTC chỉ tập trung cho vay mua xe máy và đồ điện máy với số tiền nhỏ, trên dưới 50 triệu đồng nhưng lãi suất rất cao. Sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay của NHTM và TCTC bởi sự đánh giá rủi ro của hai bên khác nhau. Khi CVTD, các NHTM nhắm tới đối tượng khách hàng đã có tiền gửi, tài khoản của ngân hàng… mức độ rủi ro thấp nên lãi suất cho vay thấp hơn. Trong khi đó, các TCTC quan tâm đến những
người có nhu cầu, nhưng không có tài sản bảo đảm, mức độ rủi ro cao nên lãi suất cao hơn.
CVTD đang là một trong những giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2013 tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2013, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.705,9 ngàn tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2012 - mức tăng cao nhất tính từ đầu năm khi người dân tăng hoạt động mua bán và thanh toán qua thẻ tín dụng và các khoản vay mua ô tô.
Phân tích tỷ lệ dư nợ CVTD trên tổng cho vay của các NHTM trên địa bàn TP HCM từ năm 2010 -2013, cho thấy rằng: Tỷ lệ này năm 2010 là 20,05% đến năm 2011giảm xuống còn 11,15% là do các NHTM hạn chế CVTD. Đến năm 2012 thị phần CVTD trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn thành phố là 13,26% tăng hơn so năm 2011 và đến năm 2013 tỷ lệ này tăng 13.53%. (Bảng 2.6)
Bảng 2.6. Tỷ lệ dƣ nợ CVTD trên tổng dƣ nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn TP HCM từ 2010-2013 (tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ CVTD 142.195 85.179 106.769 128.880 Tổng dư nợ cho vay 709.090 763.947 805.200 952.550 % dư nợ CVTD/ tổng
dư nợ cho vay
20,05% 11,15% 13,26% 13,53%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM và tính toán của tác giả)
Một trong những lý do khiến tăng trưởng tín dụng khởi sắc được là nhờ các NHTM đẩy mạnh CVTD khiến tỷ lệ dư nợ tiêu dùng ở các NHTM liên tục tăng cao. Cụ thể, ở địa bàn TP HCM, dư nợ cho vay VND tính đến 31/8/2013 khoảng 743.665 tỷ đồng, tăng 11,55% so với cuối năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay của 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên theo báo cáo của các ngân hàng trên địa bàn, có tổng dư nợ
nhóm này khoảng 123.532 tỷ đồng, cho thấy dư nợ tín dụng đang nghiêng về lĩnh vực CVTD.
Trong bối cảnh tín dụng dành cho doanh nghiệp tăng chậm, các ngân hàng kỳ vọng CVTD, vay nhỏ lẻ vì mảng này đang phát triển rất tốt. Cụ thể, ABbank dành 800 tỷ đồng cho vay cá nhân với lãi suất ưu đãi 7,99%/năm. Techcombank với sản phẩm cho vay mua ô tô. Vietinbank ưu đãi khách hàng mua nhà dự án lãi suất 8%/năm. Maritimebank ưu đãi đặc biệt với gói tín dụng lãi suất chỉ 8%, áp dụng cho các sản phẩm như mua nhà, đầu tư kinh doanh và các sản phẩm tín dụng cá nhân khác. NamAbank tung ra với nhiều sản phẩm như vay siêu tốc, cho vay tiêu dùng nhỏ, vay linh hoạt, vay bổ sung vốn góp kinh doanh hay vay mục đích sửa chữa, xây dựng nhà… với lãi suất thỏa thuận, trong đó có nhiều gói cho vay lãi suất chỉ 7%/năm. Sacombank đã chuyển hướng vào bán lẻ và năm nay sẽ triển khai mạnh hơn, hướng đến đối tượng cán bộ công nhân viên, những người có nhu cầu vay tiêu dùng.
Từ đầu năm 2013 đến nay, các NHTM rất chú trọng đến khoản mục CVTD như là biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín đụng nhằm bù đắp phần nào vào khoảng trống do việc cho vay doanh nghiệp đang bị chậm lại như đã phân tích ở trên. Theo báo cáo của Viện Chiến lược NHNN, tính đến cuối năm 2012 loại hình cho vay tài chính chủ yếu là bất động sản (Chiếm 83%), mua ô tô (13%), xe máy (2%), vay mua đồ điện máy (1%). Tỷ lệ CVTD/GDP đạt 6.4 %, tỷ lệ CVTD/Tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng là 5.6% và dư nợ CVTD bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1.5 triệu đồng/người. Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD trung bình trong giai đoạn 2007-2012 đạt xấp xỉ 20%/năm.
Đối với Sacombank, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt mức cao là 9% nhờ CVTD tăng cao hơn so với tốc độ bình quân của ngành là 6%. Theo Tập san nội bộ Sacombank xuất bản năm 2013, kết quả cho vay đối tượng khách hàng cá nhân của ngân hàng này tính đến cuối năm 2013 là 42.633 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm, đặc biệt tăng trưởng nhanh ở lĩnh vực tiêu dùng đạt
19.344 tỷ đồng. Ngân hàng cho biết họ đã đẩy mạnh việc thu hút khách hàng cá nhân trong các ngành quân sự, giáo dục và thị trường truyền thống. Hiện Sacombank áp dụng lãi suất cho vay từ 11%-12% đối với khách hàng doanh nghiệp, 14% đối với khách hàng cá nhân và 9% đối với các khoản vay ưu đãi.
Rõ ràng trong xu thế hiện nay, khuynh hướng sử dụng thẻ sẽ ngày càng tăng cao, việc tập trung vào lĩnh vực thẻ tín dụng sẽ là tất yếu trong sự cạnh tranh thị phần của các ngân hàng. Loại hình cho vay qua thẻ tín dụng là hình thức cho vay tín chấp, lãi suất cho vay cao để bù đắp rủi ro.
Trong bối cảnh tín dụng doanh nghiệp đang chậm lại do tình hình sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. Việc cho vay sản xuất kinh doanh không chỉ khó từ phía doanh nghiệp mà nó còn vướng ngay cả từ phía ngân hàng. Do nợ xấu tăng cao, khả năng mất cả vốn lẫn lãi luôn rình rập nên ngay cả phía ngân hàng dù rất muốn nhưng cũng dè dặt việc cho vay. Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, tình hình kinh tế khó khăn sẽ còn kéo dài trong vài năm tới. Việc trông chờ vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp để tăng doanh thu và lợi nhuận là điều khó đạt được. Trước tình hình đó, các NHTM trên địa bàn TP HCM đã chú trọng hơn đến CVTD nhằm duy trì tăng trưởng tín dụng như mong muốn. Để đạt được điều này trong khi cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gây gắt, buộc các ngân hàng phải cởi mở hơn về các điều kiện CVTD như là một chiêu thức thu hút khách hàng