TP HCM là trung tâm tài chính lớn của Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng lẫn doanh số tài chính. TP HCM trở thành nơi hội tụ đông đảo và mật độ cao các TCTD tại Việt Nam, đặt biệt là các NHTMCP chiếm trên 40% và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 60% số lượng trên cả nước. Tính tới thời điểm 30/06/2013 tại TP HCM có 14 NHTM (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1. Hệ thống các NHTMCP trên địa bàn TP HCM đến 30/06/2013
STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Số chi nhánh & sở giao dịch 1 Sài Gòn Thương Tín 10.740 72 2 Đông Á 5.000 46 3 Xuất Nhập Khẩu 12.355 42 4 Nam Á 3.000 13 5 Á Châu 9.377 81
6 Sài Gòn Công Thương 3.040 32 7 Phát Triển TP HCM 5.000 28
8 Phương Nam 4.000 35
9 Bản Việt 3.000 16
10 Phương Đông 3.000 25
12 Việt Á 3.098 17
13 An Bình 4.797 30
14 Nam Việt 3.010 20
(Nguồn: NHNN 2013)
Năm 2013 kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn, nhưng TP HCM đã đạt được những thành tựu đáng kể khi GDP tiếp tục tăng 9,3% (năm 2012 GDP là 9,2%), CPI tăng 5,2%, thành phố đã kiểm soát được lạm phát. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố có những chuyển biến tích cực. Tiền gửi huy động tăng từng tháng, tăng trên 1.100 tỷ đồng, trong đó tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng tới 5% trong tổng nguồn vốn huy động trong khi lãi suất tiền gửi giảm. Tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục được ổn định. Lãi suất ổn định và duy trì ở mức thấp, tuy với các nước trong khu vực còn cao. Uỷ ban nhân dân cùng với các NHTM trên địa bàn thành phố đã kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại 24 quận, huyện, với số vốn đăng ký 1.300 tỷ đồng, giải ngân được 1.200 tỷ đồng cho hơn 300 doanh nghiệp.
Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố đạt 1.170,8 ngàn tỷ đồng, tăng 14,4% so cùng kỳ. Vốn huy động của các NHTMCP chiếm 55,8% tổng vốn huy động, tăng 14,3% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 16%, tăng 2,6% so cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 84%, tăng 17% so cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 48,6%, tăng 22,1% so cùng kỳ.
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối 12/2013 đạt 952,9 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so cùng kỳ. Trong đó, dư nợ tín dụng của các NHTMCP đạt 527,4 ngàn tỷ đồng, chiếm 55,3% tổng dư nợ; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 151,1 ngàn tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng dư nợ; dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 801,7 ngàn tỷ đồng chiếm 84,1% tổng dư nợ; dư nợ tín dụng trung hạn chiếm 45,1%, tăng 10,5% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 54,9%, tăng 7,8% so cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 5,49% (năm 2012 là 5,5%). Chênh lệch doanh thu – chi phí của các ngân hàng trên địa bàn đạt 5.459 tỷ đồng, đã tăng trở lại so với năm 2012 (666,6 tỷ đồng). Các NHTM trên địa bàn TP HCM đã xử lý được gần 115.000 tỷ đồng nợ
xấu, trong đó các ngân hàng đã chuyển qua công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam (VAMC) 5.174 tỷ đồng.
Với sự nổ lực không ngừng của các NHTM trên địa bàn thành phố, hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã từng bước ổn định, hệ số sử dụng vốn huy động trên cho vay đã lui về quanh 90% thay vì trên 100% như các năm trước.
Tuy nhiên, lợi nhuận của các ngân hàng năm 2013 còn quá thấp, trên địa bàn thành phố có tới 80 chi nhánh thua lỗ, chiếm 21% trên tổng 378 chi nhánh. Trong 14 ngân hàng có trụ sở trên địa bàn, có 10 ngân hàng hiện có tình hình tài chính lành mạnh, 2 ngân hàng yếu kém tiếp tục đặt trong vòng “cần tái cơ cấu”. 8 ngân hàng đã được phê duyệt đề án tái cấu trúc (cộng với 2 ngân hàng đã được phê duyệt trước năm 2013 là tổng cộng 10 ngân hàng tại TP HCM đã có đề án tái cấu trúc và đang trong tiến trình thực hiện).
Ngoài một số ít ngân hàng như BIDV, Sacombank có thể hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra thì phần lớn đều đạt kết quả không như mong đợi. Điển hình như tại Eximbank, lợi nhuận thực tế năm 2013 chỉ đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, chưa bằng 50% so với mục tiêu 3.200 tỷ đồng; NamAbank chỉ hoàn thành được 50% kế hoạch lợi nhuận; Vietinbank xin điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận từ 8.600 tỷ xuống còn 7.500 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều ngân hàng quy mô nhỏ khác lợi nhuận chưa tới 50% so với kế hoạch. Lợi nhuận năm 2013 của các ngân hàng thấp do ảnh hưởng bởi việc trích lập dự phòng rủi ro lớn và hạ lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Riêng việc giảm lãi suất cho vay về dưới 13%, các ngân hàng trên địa bàn TP HCM đã mất nguồn thu trên 12.000 tỷ đồng. Việc giảm lãi suất này làm cho chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay chỉ còn khoảng 1-1,5% một năm (đối với doanh nghiệp) và 2-2,5% một năm (đối với cá nhân), đã khiến nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng sụt giảm, nhất là khi tăng trưởng dư nợ khó khăn.