Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến sự chọn ngân hàng thương mại trong vay tiêu dùng của khách hàng các nhân trên địa bàn TPHCM (Trang 74)

Đối với bất kỳ công ty nào thì nguồn nhân lực luôn là hạt nhân và là yếu tố quyết định đến sự thành công của công ty. Và hơn hết là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì yếu tố nhân sự càng quan trọng. Chính vì điều này các NHTM cần chú trọng hơn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình. Mặc

dù, thực tế từ nghiên cứu khảo sát ở trên đã chỉ ra yếu tố nhân sự có tác động ít đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng, tuy nhiên các ngân hàng không nên bỏ qua công tác này, vì như ta đã biết sự phát triển và hoạt động hiệu quả của nguồn nhân lực sẽ giúp đẩy mạnh những hoạt động khác của ngân hàng, từ đó giúp thu hút khách hàng trong vay tiêu dùng. Để tạo ra một đội ngũ nhân sự hoạt động hiệu quả, các NHTM cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định khách hàng, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng của khoản cấp tín dụng.

Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh hiệu quả làm việc và phong thái của một ngân hàng. Trong công tác CVTD lại càng phải chú trọng hơn đến tiêu thức này. Vì phần lớn khoản vay này đều là sự tương tác trực tiếp giữa cán bộ tín dụng và khách hàng. Nếu một cán bộ tín dụng với trình độ chuyên môn kém cộng với thái độ làm việc không chuyên nghiệp thì không những gây mất thiện cảm cho khách hàng mà thậm chí họ có thể chấm dứt quan hệ tín dụng với ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng. Một cán bộ tín dụng tốt sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng, ngân hàng và đảm bảo cho ngân hàng thực hiện tốt những mục tiêu sau: Hiểu rõ hơn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nâng cao uy tín hình ảnh của ngân hàng, làm cho khách hàng hiện tại chấm nhận những dịch vụ mới của ngân hàng, hướng dẫn khách hàng mới sử dụng những dịch vụ mà ngân hàng hiện có, duy trì sự trung thành của khách hàng, thu thập thông tin thị trường, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng.

Từ khâu tuyển dụng nhân sự, các ngân hàng cần phải có một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng, đăng tuyển nhân sự phải được công bố rộng rãi, tuyển dụng phải công bằng thông qua bài thi viết và phỏng vấn trực tiếp, tránh trình trạng ưu tiên cho ứng viên có mối quan hệ với người làm trong ngân hàng hay thông qua sự giới thiệu của những người có liên quan.

Sau khi tuyển dụng nhân sự, các NHTM cần phải thường xuyên mở những lớp tập huấn, đào tạo kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ chuyên môn. Cuối mỗi đợt tập huấn cần có những bài thi viết và thực hành để kiểm tra sự nắm bắt của các nhân viên. Các nhân viên cần được luân chuyển ở những vị trí khác nhau để có thể học hỏi và nắm bắt được tất cả các nghiệp vụ để từ đó ngân hàng mới thấy được thế mạnh của nhân viên mình mà bố trí cho phù hợp. Định kỳ tổ chức những cuộc thi sát hạch nghiệp vụ để đánh giá khen thưởng phù hợp với năng lực của mỗi cán bộ nhân viên.

Ngoài ra, để có được những nhân viên giỏi ngân hàng cần:

 Rà soát, lựa chọn cán bộ tín dụng có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện được các hoạt động nghiệp vụ, có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối với cán bộ phụ trách và tác nghiệp, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm kinh doanh của cán bộ đã được đào tạo, thử thách và cơ sở vật chất hiện có.

 Phòng giao dịch cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo lại cho cán bộ tín dụng, nâng cao trình độ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như thẩm định, điều tra cho vay, ứng dụng các văn bản chế độ của ngành và ngoài ngành liên quan tới lĩnh vực đầu tư hay thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, cử người đi tập huấn, đi học ở trong nước và nước ngoài để nắm bắt kịp thời được mọi quy định mới và sửa đổi của nhà nước, của ngân hàng Việt Nam về hoạt động ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng. Riêng với hoạt động CVTD đã rất phát triển tại các nước phát triển, việc cử cán bộ đi học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ những nước này là rất cần ăthiết trong quá trình hoạt động và phát triển của các ngân hàng.

 Không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của các cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ nhân viên ngân hàng nói chung, tránh tình trạng cán bộ tín dụng lợi dụng chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cán bộ ngân hàng bằng cơ chế đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng, hoa hồng, tăng cường đào tạo cán bộ về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến sự chọn ngân hàng thương mại trong vay tiêu dùng của khách hàng các nhân trên địa bàn TPHCM (Trang 74)