Kiểm định mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến sự chọn ngân hàng thương mại trong vay tiêu dùng của khách hàng các nhân trên địa bàn TPHCM (Trang 62)

 Kiểm định hệ số tương quan Pearson

Kiểm định hệ số tương quan Pearson được dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bảng 2.14. Kết quả phân tích tƣơng quan

Biến CSTD HANH CLDV NV CLQB AH LC .542** .199** .587** .421** .366** .374**

**: mức ý nghĩa thống kê 1%

Từ kết quả phân tích tương quan trên ta thấy rằng, biến phụ thuộc LC có mối tương quan với cả 6 biến độc lập. Trong đó, hệ số tương quan giữa thành phần “Chất lượng dịch vụ” với lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng là lớn nhất = .587, tiếp đến là “Chính sách tín dụng” với hệ số tương quan =.542. Thành phần “Hình ảnh ngân hàng” có hệ số tương quan với lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng là nhỏ nhất (tương ứng với .199).

 Kiểm định giả thuyết

Để kiểm định giả thuyết, ta tiến hành phân tích hồi quy với 6 biến độc lập là CSTD, HANH, CLDV, NV, CLQB, AH và 1 biến phụ thuộc là LC để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng. Phân tích được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể của các biến (Enter) với phần mềm SPSS 16.0. Bảng 2.15. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa T Sig.(p_valu e) VIF B Std.Error Beta CSTD .331 .045 .385 7.333 .000 1.244 HANH .061 .046 .070 1.337 .183 1.250 CLDV .315 .048 .372 6.631 .000 1.418 NV .103 .047 .117 2.201 .029 1.265 CLQB .156 .057 .139 2.737 .007 1.170 AH .143 .043 .166 3.335 .001 1.123

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra trực tiếp khách hàng)

Thông qua phân tích hồi quy, ta có thể đi đến việc bác bỏ hoặc chấp nhận các giả thiết thống kê với mức ý nghĩa 5%. Từ phân tích trên ta thấy ngoại trừ biến HANH không có ý nghĩa thống kê trong mô hình (sig là 0.183 > 0.05), các biến còn lại CSTD, CLDV, NV, CLQB, AH có tác động dương lên lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng. Trong đó, thành phần tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn ngân hàng vay

tiêu dùng là “Chính sách tín dụng”, tiếp đến là “Chất lượng dịch vụ”, “Ảnh hưởng”, “Chiến lược quảng bá” và cuối cùng là “Nhân viên”.

Bảng 2.16. Kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình

STT Giả thuyết Β p_value Kết luận 1 H1: Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều

đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng .372 .000

Chấp nhận 2

H2: Chiến lược quảng bá có tác động cùng chiều đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.139 .007 Chấp nhận 3 H3: Nhân viên có tác động cùng chiều đến sự

lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.117 .029 Chấp nhận 4 H4: Hình ảnh ngân hàng có tác động cùng

chiều đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.070 .183 Bác bỏ

5 H5: Ảnh hưởng có tác động cùng chiều đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.166 .001 Chấp nhận 6 H6: Chính sách tín dụng có tác động cùng chiều

đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.385 .000 Chấp nhận Kết quả hồi qui tuyến tính của mô hình nghiên cứu:

Hệ số xác đinh R2 là 0.606 và R2 hiệu chỉnh là 0.592 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 59.2%, tức là các biến độc lập giải thích được 59.2% biến thiên của biến phụ thuộc.

Trị số thống kê F đạt giá trị 45.589 được tính từ R2 của mô hình đủ, sig = 0.000 nghĩa là mô hình đáp ứng yêu cầu phân tích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến sự chọn ngân hàng thương mại trong vay tiêu dùng của khách hàng các nhân trên địa bàn TPHCM (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)