Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến sự chọn ngân hàng thương mại trong vay tiêu dùng của khách hàng các nhân trên địa bàn TPHCM (Trang 54)

2.2.4.1 Mô tả mẫu

Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 220, số bảng câu hỏi thu về là 196. Sau khi phân tích và kiểm tra có 11 bảng bị loại. Do đó, có 185 bảng câu hỏi được sử dụng trong bài nghiên cứu (tỷ lệ hồi đáp 84%), đảm bảo điều kiện cỡ mẫu là n = 5 x m, với m = 30.

Trong đó, Nam là 81 người (chiếm 43.8%) và nữ là 104 người (chiếm 56.2%); Độ tuổi dưới 30 là 134 người (chiếm 72.4%), từ 30 tuổi đến 40 tuổi là 40 người (chiếm 21.6%) và trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 11 người (5.9%). Tỷ lệ phân bố tương đối hợp lý cho khảo sát; Về trình độ học vấn tập trung nhiều nhất là đại học với 141 người (chiếm 76.2%), trung cấp và cao đẳng là 31 người (chiếm 16.8%), còn lại THPT và sau đại học chiếm tỷ lệ nhỏ với 7.1%; Xét về mức thu nhập chiếm tỷ lệ cao là từ 5 – 10 triệu/tháng với 79 người (chiếm 42.7%), dưới 5 triệu/tháng là 73 người (chiếm 39.5%) và 33 người có mức thu nhập trên 10

triệu/tháng (chiếm 17.8%); Trong 185 mẫu hợp lệ thì tỷ lệ người độc thân chiếm tỷ trọng cao với 126 người (chiếm 68.1%), số người đã lập gia đình là 59 (chiếm 31.9%); Và số người đang có việc làm là 174 (chiếm 94.15%), tập trung chủ yếu ở công ty tư nhân chiếm 73.5%. Mẫu được thu thập bằng phương pháp phi xác suất, được phát cho các đối tượng đã, đang hoặc có nhu cầu vay tiêu dùng, được tác giả khảo sát chủ yếu tại công ty Kiểm toán KSI Việt Nam, công ty TNHH Al Naboodah Quốc tế Việt Nam, Agribank CN Q.12, và nhân viên của một số công ty khác trên địa bàn TP HCM.

Bảng 2.8. Mẫu phân bổ theo phân loại đối tƣợng ph ng v n

(Nguồn: Điều tra trực tiếp từ khách hàng)

Phân bố mẫu theo Số lƣợng trong mẫu

Giới tính Nam 81 43.8 Nữ 104 56.2 Độ tuổi ≤ 30 134 72.4 30 < tuổi < 40 40 21.6 ≥ 40 11 5.9 Trình độ học vấn THPT 4 2.2 Trung cấp, Cao đẳng 31 16.8 Đại học 141 76.2 Sau đại học 9 4.9 Thu nhập ≤ 5 triệu 73 39.5 5 < TN < 10 triệu 79 42.7 ≥ 10 triệu 33 17.8 Trình trạng hôn nhân Độc thân 126 68.1 Đã lập gia đình 59 31.9 Trình trạng việc làm Đang có việc làm 174 94.1 Thất nghiệp 11 5.9 Lĩnh vực công việc Công ty nhà nước 27 14.6 Công ty tư nhân 136 73.5

Tự kinh doanh 12 6.5

2.2.4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha Bảng 2.9. Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo Bảng 2.9. Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến Chất lượng dịch vụ: Alpha = .685 CLDV1 8.05 2.258 .502 .587 CLDV2 8.03 2.032 .528 .552 CLDV3 7.77 2.372 .468 .629

Chiến lược quảng bá: Alpha = .603

CLQB1 8.06 1.409 .420 .495

CLQB2 7.46 1.272 .362 .585

CLQB3 7.83 1.282 .461 .430

Nhân viên: Alpha = .753

NV1 7.64 1.961 .530 .733 NV2 7.38 1.825 .670 .563 NV3 7.23 2.144 .551 .703 Hình ảnh ngân hàng: Alpha = .758 HANH1 15.17 8.064 .492 .726 HANH2 15.56 6.607 .591 .692 HANH3 15.50 7.338 .588 .691 HANH4 15.07 7.979 .489 .727 HANH5 15.14 8.632 .487 .730 Ảnh hưởng: Alpha = .810 AH1 3.14 .545 .681 .a AH2 3.34 .561 .681 .a Chính sách tín dụng: Alpha = .790 CSTD1 15.67 7.298 .627 .730 CSTD2 15.71 9.347 .391 .799 CSTD3 15.50 7.708 .687 .716 CSTD4 15.94 6.844 .643 .725 CSTD5 15.99 7.951 .516 .767

Thuận tiện: Alpha = .360

TT2 3.30 1.406 .220 .a Lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng: Alpha = .721

LC1 23.54 10.087 .558 .660 LC2 23.66 10.617 .507 .675 LC3 23.67 9.907 .538 .663 LC4 23.52 10.544 .454 .684 LC5 23.98 9.663 .556 .657 LC6 23.38 9.662 .556 .657 LC7 24.17 12.405 .013 .801

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra trực tiếp khách hàng)

Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thấy:

Thang đo “Chất lượng dịch vụ” có hệ số Cronbach Alpha = .685 (lớn hơn 0.6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3. Do đó, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo Thang đo “Chiến lược quảng bá” có hệ số Cronbach Alpha = .603 (lớn hơn 0.6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3. Do đó, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo Thang đo “Nhân viên” có hệ số Cronbach Alpha = .753 (lớn hơn 0.6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3. Do đó, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

Thang đo “Hình ảnh ngân hàng” có hệ số Cronbach Alpha = .758 (lớn hơn 0.6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3. Do đó, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo Thang đo “Ảnh hưởng” có hệ số Cronbach Alpha = .810 (lớn hơn 0.6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3. Do đó, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

Thang đo “Chính sách tín dụng” có hệ số Cronbach Alpha = .790 (lớn hơn 0.6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3. Do đó, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

Thang đo “Thuận tiện” có hệ số Cronbach Alpha = .360 (nhỏ hơn 0.6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát = .220 (nhỏ hơn 0.3). Do đó, loại bỏ các biến này ra khỏi thang đo.

Thang đo “Lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng” có hệ số Cronbach Alpha = .721 (lớn hơn 0.6). Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát LC7 = .013 (nhỏ hơn 0.3). Do đó, loại bỏ biến này ra khỏi thang đo.

Sau khi loại các biến bỏ biến TT1, TT2 và LC7 ra khỏi thang đo và tiến hành phân tích lại độ tin cậy của thang đo cho ra kết quả như sau:

Lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng : Alpha = .801

LC1 20.06 8.828 .622 .755 LC2 20.18 9.376 .563 .770 LC3 20.19 8.665 .596 .761 LC4 20.04 9.547 .449 .793 LC5 20.50 8.610 .572 .767 LC6 19.90 8.719 .548 .773

Thang đo “Lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng” sau khi loại bỏ biến quan sát LC7 có Cronbach Alpha = .801 (lớn hơn 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3. Do đó, các biến quan sát từ LC1 đến LC6 đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

2.2.4.3 Phân tích nhân tố EFA

 Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập

Sau khi loại bỏ 2 biến độc lập là TT1, TT2 ra khỏi thang đo, số biến quan sát được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố còn lại là 21 biến thuộc 6 thành phần. Kết quả phân tích nhân tố khám phát (EFA) cho thấy 21 biến quan sát trong 6 thành phần phân tán vào 6 thành phần như giả thuyết ban đầu. Tại hệ số Eigenvalue = 1.176 phương sai trích là 65.071%. Hệ số KMO là .692 (lớn hơn 0.5) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = .000) do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích được là 65.071% thể hiện rằng 6 nhân tố rút ra

giải thích 65.071% biến thiên của dữ liệu tại hệ số Eigenvalue = 1.176. Do vậy các thang đo rút ra là chấp nhận được.

Bảng 2.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 CSTD1 .757 CSTD2 .606 CSTD3 .775 CSTD4 .760 CSTD5 .669 HANH1 .573 HANH2 .681 HANH3 .737 HANH4 .630 HANH5 .726 CLDV1 .755 CLDV2 .701 CLDV3 .610 NV1 .825 NV2 .757 NV3 .602 CLQB1 .721 CLQB2 .525 CLQB3 .731 AH1 .877 AH2 .891

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 8 iterations.

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra trực tiếp khách hàng)

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 6 nhân tố tác động đến lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng như sau:

Chính sách tín dụng bao gồm:

 Lãi suất cho vay thấp

 Phương thức cho vay đa dạng

 Thủ tục đơn giản, nhanh gọn

 Không cần tài sản thế chấp hay bảo lãnh công ty

 Mức thu nhập tối thiểu để được vay thấp Hình ảnh ngân hàng bao gồm:

 Ngân hàng có nhiều chi nhánh

 Ngân hàng có máy ATM rộng khắp

 Ngân hàng có không gian giao dịch với khách hàng rộng, thoáng mát và sạch sẽ

 Ngân hàng có thương hiệu

 Ngân hàng có tiềm lực tài chính Chất lượng dịch vụ bao gồm:

 Ngân hàng quan tâm và giải quyết những khiếu nại của khách hàng

 Hài lòng với những sản phẩm và dịch vụ đang sử dụng tại ngân hàng đó

 Ngân hàng cung cấp đầy đủ thông tin về khoản vay Nhân viên bao gồm:

 Nhân viên tự tin và chuyên nghiệp

 Nhân viên lịch sự, nhiệt tình

 Nhân viên tư vấn hướng giải quyết tốt nhất cho Chiến lược quảng bá bao gồm:

 Mức độ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông

 Chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn

 Phương thức giới thiệu sản phẩm cho vay đa dạng (Điện thoại, gửi email, tin nhắn, tờ rơi, nhân viên đi tiếp thị…)

Ảnh hưởng bao gồm:

 Sự giới thiệu của người thân

 Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc

Tương tự như trên, ta tiến hành phân tích nhân tố với 6 biến quan sát của thang đo “Lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng” bằng phương pháp Principal Components với phép quay Variamax. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là .721 (lớn hơn 0.5) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = .000) cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp.

Bảng 2.11. Bảng Eigenvalues và phƣơng sai trích cho biến phụ thuộc

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of

Variance Cumulative % Total

% of Variance Cumulative % 1 3.030 50.493 50.493 3.030 50.493 50.493 2 788 13.129 63.623 3 .707 11.783 75.406 4 .597 9.956 85.362 5 .479 7.977 93.339 6 .400 6.661 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra trực tiếp khách hàng)

Phân tích trên cho thấy 6 biến quan sát được nhóm thành 1 nhóm. Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, giá trị tổng phương sai trích là 50.493% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Điều này cho thấy nhân tố này giải thích được 50,493% sự biến thiến của dữ liệu. Giá trị hệ số Eigenvalues của nhân tố là 3.030 > 1.

Bảng 2.12. Ma trận nhân tố cho biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố 1

LC1 .770

LC2 .715

LC3 .748

LC5 .716

LC6 .699

Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted.

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra trực tiếp khách hàng)

Các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

2.2.4.4 Khẳng định mô hình nghiên cứu

Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy các biến quan sát được phân thành 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc như sau:

Bảng 2.13. Các biến trích xu t đƣợc từ EFA

Nhân tố Tên Diễn giải

1 CSTD Chính sách tín dụng 2 HANH Hình ảnh ngân hàng 3 CLDV Chất lượng dịch vụ 4 NV Nhân viên

5 CLQB Chiến lược quảng bá 6

AH Ảnh hưởng

7 LC Lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng

2.2.4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu

 Kiểm định hệ số tương quan Pearson

Kiểm định hệ số tương quan Pearson được dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bảng 2.14. Kết quả phân tích tƣơng quan

Biến CSTD HANH CLDV NV CLQB AH LC .542** .199** .587** .421** .366** .374**

**: mức ý nghĩa thống kê 1%

Từ kết quả phân tích tương quan trên ta thấy rằng, biến phụ thuộc LC có mối tương quan với cả 6 biến độc lập. Trong đó, hệ số tương quan giữa thành phần “Chất lượng dịch vụ” với lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng là lớn nhất = .587, tiếp đến là “Chính sách tín dụng” với hệ số tương quan =.542. Thành phần “Hình ảnh ngân hàng” có hệ số tương quan với lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng là nhỏ nhất (tương ứng với .199).

 Kiểm định giả thuyết

Để kiểm định giả thuyết, ta tiến hành phân tích hồi quy với 6 biến độc lập là CSTD, HANH, CLDV, NV, CLQB, AH và 1 biến phụ thuộc là LC để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng. Phân tích được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể của các biến (Enter) với phần mềm SPSS 16.0. Bảng 2.15. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa T Sig.(p_valu e) VIF B Std.Error Beta CSTD .331 .045 .385 7.333 .000 1.244 HANH .061 .046 .070 1.337 .183 1.250 CLDV .315 .048 .372 6.631 .000 1.418 NV .103 .047 .117 2.201 .029 1.265 CLQB .156 .057 .139 2.737 .007 1.170 AH .143 .043 .166 3.335 .001 1.123

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra trực tiếp khách hàng)

Thông qua phân tích hồi quy, ta có thể đi đến việc bác bỏ hoặc chấp nhận các giả thiết thống kê với mức ý nghĩa 5%. Từ phân tích trên ta thấy ngoại trừ biến HANH không có ý nghĩa thống kê trong mô hình (sig là 0.183 > 0.05), các biến còn lại CSTD, CLDV, NV, CLQB, AH có tác động dương lên lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng. Trong đó, thành phần tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn ngân hàng vay

tiêu dùng là “Chính sách tín dụng”, tiếp đến là “Chất lượng dịch vụ”, “Ảnh hưởng”, “Chiến lược quảng bá” và cuối cùng là “Nhân viên”.

Bảng 2.16. Kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình

STT Giả thuyết Β p_value Kết luận 1 H1: Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều

đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng .372 .000

Chấp nhận 2

H2: Chiến lược quảng bá có tác động cùng chiều đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.139 .007 Chấp nhận 3 H3: Nhân viên có tác động cùng chiều đến sự

lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.117 .029 Chấp nhận 4 H4: Hình ảnh ngân hàng có tác động cùng

chiều đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.070 .183 Bác bỏ

5 H5: Ảnh hưởng có tác động cùng chiều đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.166 .001 Chấp nhận 6 H6: Chính sách tín dụng có tác động cùng chiều

đến sự lựa chọn ngân hàng trong vay tiêu dùng

.385 .000 Chấp nhận Kết quả hồi qui tuyến tính của mô hình nghiên cứu:

Hệ số xác đinh R2 là 0.606 và R2 hiệu chỉnh là 0.592 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 59.2%, tức là các biến độc lập giải thích được 59.2% biến thiên của biến phụ thuộc.

Trị số thống kê F đạt giá trị 45.589 được tính từ R2 của mô hình đủ, sig = 0.000 nghĩa là mô hình đáp ứng yêu cầu phân tích.

2.2.4.6 Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy

LC = 0.117NV + 0.139CLQB + 0.166AH + 0.372CLDV + 0.385CSTD Khi khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng, thì điều đầu tiên khách hàng quan tâm là lãi suất của khoản vay, thủ tục vay có đơn giản và được giải quyết nhanh gọn không, ngân hàng có yêu cầu tài sản đảm bảo hay bảo lãnh của công ty hay không, có một số khách hàng khi mức thu nhập không cao thì điều mà họ quan tâm là mức thu nhập tối thiểu để được vay họ có đáp ứng được không. Chính vì vậy mà nhân tố “Chính sách tín dụng” có tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng, hệ số Beta của độ tin cậy lớn nhất β = 0.385, sig = 0.000.

Khi sử dụng bất kì dịch vụ nào không chỉ là vay tiêu dùng thì điều khách hàng quan tâm là chất lượng dịch vụ có tốt không, chất lượng dịch vụ tốt sẽ mang lại niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng. Do đó, nhân tố “Chất lượng dịch vụ” có tác động mạnh thứ hai đến sự lựa chọn ngân hàng vay tiêu dùng, hệ số Beta của độ tin cậy β = 0.372, sig = 0.000.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến sự chọn ngân hàng thương mại trong vay tiêu dùng của khách hàng các nhân trên địa bàn TPHCM (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)