Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương la

Một phần của tài liệu thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và hướng hoàn thiện (Trang 42)

5. Bố cục luận văn

2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương la

 Quyền của bên nhận thế chấp tài sản hình thành trong tƣơng lai

˗ Quyền của bên nhận thế chấp là chủ nợ của bên thế chấp tài sản hình thành

trong tương lai

Là một chủ nợ có bảo đảm của bên thế chấp, bên nhận thế chấp có đầy đủ các quyền của một chủ nợ thông thƣờng, ngoài ra họ còn có những quyền của chủ nợ có bảo đảm khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền kê biên tài sản thế chấp, nếu số tiền thu đƣợc từ việc xử lý tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì số tiền còn thiếu tiếp tục đƣợc bên thế chấp chi trả. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp bên thế chấp tài sản bị tuyên bố phá sản thì bên nhận thế chấp đƣợc thực hiện các quyền của chủ nợ thƣờng khi tài sản không đủ để bảo đảm việc thanh toán nghĩa vụ của bên thế chấp.

˗ Quyền giám sát việc quản lý và sử dụng tài sản thế chấp

Để đảm bảo quyền giám sát quản lý và sử dụng tài sản thế chấp, pháp luật trao cho bên nhận thế chấp các quyền: Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trƣờng hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trƣờng hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc

giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trƣờng hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; Đƣợc xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp.

Một điểm đặc thù trong thế chấp TSHTTTL là phần lớn tài sản đang trong quá trình hình thành, nhƣ vậy phải có cơ chế để bên nhận thế chấp biết đƣợc tài sản tài sản thế chấp đã đƣợc hình thành nhƣ thế nào. Pháp luật quy định bên nhận thế chấp có quyền giám sát kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trƣờng hợp nhận thế chấp TSHTTTL. Tuy nhiên, việc kiểm tra giám sát của bên nhận thế chấp không đƣợc cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

˗ Quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp

Khi nghĩa vụ đƣợc bảo đảm không thực hiện hoặc đƣợc thực hiện không đầy đủ, dù đã đến hạn thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp. Việc xử lý có thể thực hiện theo thỏa thuận trƣớc đó hoặc theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Theo quy định của BLDS năm 2005 thì nghĩa vụ của bên nhận thế chấp đƣợc quy định đơn giản hơn vì bên nhận thế chấp không giữ tài sản thế chấp, mà chỉ giữ giấy tờ về tài sản thế chấp nếu nhƣ các bên có thỏa thuận. Vì vây, trong trƣờng hợp bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp bên nhận thế chấp có nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên thế chấp toàn bộ giấy tờ đã nhận liên quan đến tài sản thế chấp.

Nếu giao dịch thế chấp đã đƣợc đăng ký giao dịch bảo đảm thì bên nhận thế chấp có nghĩa vụ yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xóa đăng ký thế chấp trong các trƣờng hợp tài sản thế chấp đã đƣợc xử lý, hoặc việc thế chấp đã đƣợc hủy bỏ hoặc tài sản thế chấp đã đƣợc thay thế bởi tài sản khác hoặc chấm dứt thế chấp tài sản. Tuy nhên, việc xóa đăng ký chỉ đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp trƣớc đó giao dịch thế chấp tài sản đã đƣợc các bên thỏa thuận đăng ký hoặc pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký.

Một phần của tài liệu thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và hướng hoàn thiện (Trang 42)