Đăng ký giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Một phần của tài liệu thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và hướng hoàn thiện (Trang 36)

5. Bố cục luận văn

2.3.3. Đăng ký giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Bên cạnh việc công chứng chứng thực, việc thế chấp TSHTTTL phải đƣợc đăng ký giao dịch bảo đảm nếu pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận. Đăng ký giao

dịch thế chấp TSHTTTL không những góp phần vào giai đoạn đầu của việc cấp tín dụng

mà nó còn có vai trò quan trọng trong trƣờng hợp xử lý tài sản thế chấp ở giai đoạn sau, đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong những trƣờng hợp xét thứ tự ƣu tiên thanh toán. Nếu có giao dịch phải đăng ký và giao dịch không nhất thiết phải đăng ký thì giao dịch có đăng ký đƣợc ƣu tiên thanh toán nợ trƣớc.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên nếu giao dịch bảo đảm có liên quan đến đến tài sản giá trị lớn thƣờng là bất động sản phải tuân theo một số điều kiện nghiêm ngặt hơn so với các tài sản bảo đảm khác thì luật quy định việc đăng ký là bắt buộc.

Từ ngày Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm có thể đƣợc đăng ký trực tuyến. Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin nhƣ ngày nay thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến đã không còn là khái niệm xa lạ và đƣợc áp dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Việc đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm đã đƣợc vận dụng nhiều ở nƣớc phát triển. Đối với Việt Nam, nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3

năm 2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm vẵn chƣa có khái niệm về đăng ký giao dịch trực tuyến, đến nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm (thay thế nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000) khái niệm này mới đƣợc ghi nhận và đƣợc dành riêng cả một mục (mục 6 chƣơng II) để quy đinh về vấn đề này. Đây đƣợc đánh giá là một bƣớc tiến trong quá trình cải cách thủ tục hành chình, tạo thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ thông tin, góp phần giảm bớt thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm. Đồng thời cũng tăng cƣờng sự công khai, minh bạch trong quá trình đăng ký, hạn chế các vấn đề về tiêu cực phát sinh.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc thực hiện ở nhiều nơi khác nhau tùy thuộc vào tài sản thế chấp. Cụ thể Cục đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tƣ Pháp thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản, trừ các trƣờng hợp sau:

˗ Cục đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực đã đăng ký tàu biển thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển.

˗ Cục hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay.

˗ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có bất động sản thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Cần lƣu ý là pháp luật dân sự Việt Nam xác định việc đăng ký thế chấp là điều kiện có hiệu lực đối với bên thứ ba, chứ không phải là điều kiện để hợp đồng thế chấp có giá trị cũng không phải là điều kiện để hợp đồng thế chấp đƣơng nhiên có giá trị chứng cứ trong tố tụng dân sự.40

Các quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm.

˗ Thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm

Thời điểm đăng ký giao dịch thế chấp đƣợc xác định tùy thuộc vào loại tài sản dùng để bảo đảm. Nếu tài sản dùng để thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ hợp lệ.

Trƣờng hợp tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm đƣợc ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Đối với các loại tài sản khác thì thời điểm đăng ký là thời điểm nội dung của đơn

yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc nhập vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.41

Trong trƣờng hợp đăng ký thay đổi do bổ sung là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc xác định là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký thay đổi hợp lệ; còn đối với tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đƣợc xác định là nội dung đơn yêu cầu đăng ký thay đổi do đó đƣợc ghi vào Sổ đăng bạ, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký đã đƣợc nêu trên đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của ngƣời yêu cầu xóa đăng ký hoặc hệ thống tự động xóa đăng ký giao dịch bảo đảm khi chấm dứt thời hạn đã đƣợc quy định trong đơn đăng ký.

Một phần của tài liệu thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và hướng hoàn thiện (Trang 36)