Tài sản không có tranh chấp

Một phần của tài liệu thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và hướng hoàn thiện (Trang 31)

5. Bố cục luận văn

2.2.3. Tài sản không có tranh chấp

BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đặt ra yêu cầu tài sản thế chấp phải thuộc

sở hữu của ngƣời bảo đảm và đƣợc phép giao dịch34, mà không đặt ra điều kiện yêu cầu

tài sản thế chấp không có tranh chấp, do đó về nguyên tắc tài sản bị tranh chấp cũng có thể đem đi thế chấp.35

Tuy nhiên pháp luật chuyên ngành lại có quy định khác về vấn đề này. Nghị định 178/1999/NĐ-CP quy định tài sản bảo đảm tiền vay nói chung và tài sản thế chấp nói riêng tại các tổ chức tín dụng phải thỏa mãn điều kiện tài sản không có tranh chấp. Hiện nay mặc dù nghị định 178/1999/NĐ-CP đã đƣợc thay đổi bởi nghị định 163/2006/NĐ-CP và nghị định mới này không đặt ra yêu cầu tài sản bảo đảm phải đáp ứng tiêu chí không có tranh chấp. Tuy nhiên, trong quy định cấp tín dụng của hầu hết các Ngân hàng và trong tƣ duy của các nhà áp dụng pháp luật thì việc một tài sản mang đi thế chấp là tài sản không bị tranh chấp.

Tài sản không có tranh chấp đƣợc hiểu là tài sản không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Ví dụ: vợ và các con gửi đơn yêu cầu Tòa xác định giá trị tài sản thuộc sở hữu của mình, khi đó khối tài sản chung là tài sản đang bị tranh chấp và vợ chồng mặc dù là chủ sở hữu tài sản nhƣng không đƣợc mang tài sản đi thế chấp. Để chứng minh tài sản không có tranh chấp, bên thế chấp có thể sử dụng mọi loại giấy tờ, chứng từ thanh toán, ngƣời làm chứng,…để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình.

33 Điểm 1, Công văn số 12/ĐKGDBĐ-NV của Bộ Tƣ Pháp năm 2006 về giải đáp một số vƣớng mắc khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tƣơng lai.

34

Điều 329, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Điều 320, Bộ luật Dân sự năm 2005.

35

Bộ tƣ pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, bình luận khoa học một số vấn đề Bộ luật Dân sự năm 1995, NXB Chính trị quốc gia năm 1997, Tr.46.

Thực tế chỉ ra rằng, điều kiện tài sản thế chấp không có tranh chấp tài thời điểm bảo đảm là rất khó để xác định vì không có văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xác định tài sản đó có đang bị tranh chấp hay không. Hơn nữa, việc xác minh TSHTTTL có đang bị tranh chấp hay không còn khó hơn gấp nhiều lần bởi vì căn cứ đƣợc xem là đáng tin cậy nhất là giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên thế chấp vẫn chƣa có. Thêm vào đó, TSHTTTL thƣờng có rất nhiều bên tham gia, cũng nhƣ rất nhiều quan hệ xung quanh nó.

Ví dụ: A đặt cọc mua một chiếc xe du lịch đắt tiền tại một đại lý ôtô. Đối với loại xe này thì bên đại lý phải ký kết hợp đồng với đối tác nƣớc ngoài và tiến hành nhập khẩu. A mang hợp đồng đặt cọc (căn cứ chứng minh quyền sở hữu đang trong quá trình hình thành) đến ngân hàng để thế chấp vay vốn. Chiếc xe là TSHTTTL chứa trong đó bốn mối quan hệ: đặt cọc, mua bán giữa A với đại lý ôtô, quan hệ mua bán giữa đại lý ô tô với với đối tác nƣớc ngoài, quan hệ nhập khẩu của bên bán và quan hệ xuất khẩu bên đối tác nƣớc ngoài. Với các quan hệ phức tạp ấy, sẽ không có gì chắc chắn rằng trong quá trình mua bán tranh chấp sẽ không xảy ra. Điều này một lần nữa cho thấy rằng việc chứng minh TSHTTTL không bị tranh chấp trong quan hệ thế chấp tài sản là rất khó khăn, khó khăn hơn rất nhiều so với thế chấp tài sản thông thƣờng khác.

Một phần của tài liệu thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và hướng hoàn thiện (Trang 31)