Bên nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Một phần của tài liệu thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và hướng hoàn thiện (Trang 27)

5. Bố cục luận văn

2.1.2. Bên nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Nhìn chung mọi tổ chức, cá nhân thỏa mãn các quy định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của từng chủ thể đều có quyền nhận thế chấp TSHTTTL. Do chủ thể nhận thế chấp TSHTTTL chủ yếu là các tổ chức tín dụng nên chỉ giới hạn nghiên cứu tập trung vào các chủ thể nhận thế chấp TSHTTTL là các tổ chức tín dụng.

Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó đƣợc bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm

26Điều 7, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng.

cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cƣợc, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trƣờng hợp tín chấp và bên có quyền đƣợc ngân hàng thanh toán, bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp ký quỹ27. Quy định trên chỉ là quy định đối với bên nhận bảo đảm đối với các loại tài sản thông thƣờng, còn đối với TSHTTTL thì bên nhận thế chấp là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà quyền đó đƣợc bảo đảm bằng biện pháp thế chấp tài sản riêng biệt không giống với những loại tài sản thông thƣờng khác mà đó là TSHTTTL.

Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng trƣớc đây hoạt động cho vay đƣợc sử dụng tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay (một dạng của TSHTTTL) đƣợc thực

hiện theo quy định của Chính phủ28. Sau này vấn đề này đã thông thoáng hơn nhƣ các tổ

chức tín dụng xem xét quyết định cho vay có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay. Bên cho vay trong hợp đồng tín dụng là các tổ chức đƣợc phép hoạt động ngân hàng, thông thƣờng là các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, khi đƣợc sự cho phép của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng cũng có thể là một bên trong hợp đồng tín dụng và các tổ chức đó cũng phải thỏa mãn một vài điều kiện về chủ thể giống nhƣ các tổ chức tín dụng chỉ phân biệt ở chỗ do hoạt động tín dụng không là hoạt động chuyên biệt của các tổ chức đó nên luật không yêu cầu các tổ chức đƣợc phép hoạt động ngân hàng khác phải có điều lệ về hoạt động tín dụng mà chỉ cần ghi rõ trong giấy phép hoạt động ngân hàng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về việc cho vay là hoạt động ngân hàng đƣợc phép thực hiện.

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về điều kiện cấp giấy phép nói chung cũng không khác về căn bản so với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997. Tổ chức tín dụng đƣợc cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện sau:

˗ Có vốn điều lệ, vốn đƣợc cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

˗ Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

˗ Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định;

˗ Ngƣời quản lý, ngƣời điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

27 Điều 3, Khoản 2, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

˗ Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

˗ Có Đề án thành lập, phƣơng án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hƣởng đến

sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn

chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.29

Tuy nhiên, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cách rõ ràng và chi tiết hơn bằng phƣơng pháp liệt kê chứ không phải chỉ quy định một cách chung chung. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 còn quy định điều kiện cấp giấy phép đối với các tổ chức liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nƣớc ngoài, chi nhánh ngân hàng nƣớc

ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài30, tổ chức nƣớc ngoài khác có

hoạt động ngân hàng, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Việc quy định chi tiết và chặt chẽ hơn giúp quá trình thực thi pháp luật diễn ra công khai, minh bạch phù hợp với xu hƣớng ngày nay. Sau lần sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 vào năm 2004 thì Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 là dấu mốc quan trọng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào năm 2007.

Chính việc quy định điều kiện để các tổ chức đƣợc phép hoạt động tín dụng đã góp phần chắt lọc lại những tổ chức thật sự có khả năng hoạt động trong lĩnh vực này, hạn chế việc thành lập các tổ chức tín dụng một cách tràn lan để huy động vốn tạm thời phục vụ cho cá nhân, doanh nghiệp của mình chứ không vì mục đích kinh doanh tín dụng. Qua đó làm cho hoạt động tín dụng thật sự diễn ra hiệu quả, bảo vệ nguồn tiền gửi của nhân dân. Đồng thời, đó còn là cơ sở pháp lý vững chắc giúp cho các cơ quan có thẩm quyền trong các hoạt động tố tụng.

Một phần của tài liệu thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và hướng hoàn thiện (Trang 27)