0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên

Một phần của tài liệu GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN THEO LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 53 -53 )

4. Bố cục đề tài

3.2.2. Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên

Theo quan điểm của ngƣời viết nhằm để cho ngƣời giám hộ đƣơng nhiên thực hiện công việc giám hộ một cách khách quan và có hiệu quả nhất, không vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình thì pháp luật về giám hộ đƣơng nhiên cần phải có chế định buộc ngƣời giám hộ đƣơng nhiên phải chịu trách nhiệm dân sự trong trƣờng hợp ngƣời này vi phạm. Ngoài ra, ngƣời giám hộ là ngƣời đại diện theo pháp luật cho ngƣời đƣợc giám hộ. Do đó trong phần quyền của ngƣời giám hộ cần bổ sung quy định ngƣời giám hô có quyền yêu cầu ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng đối với ngƣời đƣợc giám hộ (Vấn đề này cũng đã đƣợc đề cập trong dự thảo lần 2 sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005).

3.2.3. Vấn đề thay đổi giám hộ đương nhiên và giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giám hộ đương nhiên

Khoản 1, Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định các trƣờng hợp thay đổi giám hộ đƣơng nhiên, trong đó điểm d có quy định thay đổi ngƣời giám hộ đƣơng nhiên trong trƣờng hợp ngƣời giám hộ đề nghị đƣợc thay đổi và có ngƣời khác nhận làm giám hộ. Thiết nghĩ nếu trong trƣờng hợp ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ muốn thay đổi ngƣời giám hộ nhƣng ngƣời giám hộ không đồng ý và xảy ra tranh chấp thì pháp luật cần phải có quy định điều chỉnh vấn đề này.

Với những trƣờng hợp thực tiễn nêu trên, nếu có hƣớng dẫn thì Bộ Tƣ pháp cũng chỉ có thể quy định các thủ tục áp dụng cho những trƣờng hợp bình thƣờng, đƣợc hai bên đồng ý. Đối với những tình huống có tranh chấp (nhƣ vụ bà N. là tranh chấp về quyền giám hộ đƣơng nhiên) thì tòa án nên đứng ra giải quyết.

Theo quan điểm của ngƣời viết, trong quy định tại khoản 7 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, ngoài các yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi… thì tòa án có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình. Tòa án nhân dân tối cao cần có hƣớng dẫn về các yêu cầu khác này (trong đó có yêu cầu thay đổi ngƣời giám hộ) để các địa phƣơng có thể xử lý rốt ráo các vƣớng mắc pháp lý liên quan.

Bên cạnh đó, pháp luật dân sự hiện hành chƣa có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp phát sinh trong việc giám hộ. Do đó trƣờng hợp nếu có tranh chấp xảy ra thì không có căn cứ pháp lý để giải quyết. Để giải quyết vấn đề này ngƣời viết kiến nghị cần phải có quy định về giải quyết tranh chấp (mọi tranh chấp sẽ do Tòa án giải quyết) vào sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005 trong thời gian sắp tới.

3.2.4. Về quy định điều kiện của cá nhân làm giám hộ đương nhiên

Tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về điều kiện của cá nhân làm ngƣời giám hộ đƣơng nhiên không hề có quy định trƣờng hợp một cá nhân muốn làm ngƣời giám hộ cho ngƣời khác thì phải là ngƣời không bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ. Theo quan điểm của ngƣời viết cần đƣa quy định này làm căn cứ để xét điều kiện của cá nhân làm ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cũng nhƣ cá nhân làm ngƣời giám hộ nói chung. Bởi nếu xét một trƣờng hợp cụ thể: anh, chị muốn làm ngƣời giám hộ cho em mình nhƣng ngƣời anh, chị này lại bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ thì không hợp lí. Vì ngƣời bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đƣợc quy định tại Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nếu đƣợc làm ngƣời giám hộ thì tính khách quan và mục đích của việc giám hộ

khó đạt đƣợc, quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ có thể bị xâm phạm (chẳng hạn nhƣ trong trƣờng hợp này ngƣời anh, chị đó có thể sẽ không trông nom, chăm sóc, nuôi dƣỡng em của mình, tài sản của ngƣời em có thể sẽ bị phá tán).29

Bên cạnh đó suy từ điểm a khoản 2 điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về các trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên cần phải có ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho ta thấy cha, mẹ bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ sẽ không thể làm ngƣời giám hộ cho con chƣa thành niên. Do đó, pháp luật về giám hộ cần phải đƣa quy định ngƣời giám hộ phải là ngƣời không bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ để làm cơ sở xét điều kiện của cá nhân làm ngƣời giám hộ.

3.2.5. Về quy định giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “vợ, chồng thỏa

thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chin tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Ngƣời viết kiến nghị pháp luật dân sự cần phải có quy định điều chỉnh trong trƣờng hợp này để có quy định về nguyện vọng của ngƣời đƣợc giám hộ đƣơng nhiên là ngƣời chƣa thành niên, tức là ngƣời chƣa thành niên có quyền lựa chọn ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho mình. Theo quan điểm của ngƣời viết điều này là cần thiết bởi vì suy từ Luật hôn nhân và gia đình khi đứa con từ chin tuổi trở lên có quyền đƣợc lựa chọn sống cùng với cha hay mẹ khi cha mẹ ly hôn, dẫn chiếu điều này đến quy định về giám hộ đƣơng nhiên cho ngƣời chƣa thành niên và dựa trên những nguyên tắc cơ bản quy định trong Bộ luật dân sự thì quy định ngƣời chƣa thành niên có quyền lựa chọn ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho mình là cần thiết, vì công tác giám hộ là công việc nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của chính ngƣời đƣợc giám hộ.

3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật về giám hộ đương nhiên và nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật của nhân dân

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về giám hộ đƣơng nhiên cần phải nêu bật đƣợc vai trò của chế định giám hộ đối với các quan hệ xã hội liên quan nhƣ thế nào. Việc

29

Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trƣờng hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

tuyên truyền phải đƣợc thực hiện có kế hoạch cụ thể, sử dụng các phƣơng pháp, hình thức khác nhau để việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao. Cụ thể: lồng ghép việc tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt thôn, xóm; thông qua truyền hình, internet, áp phích để truyền tải nội dung, thành lập những đội tuyên truyền chuyên nghiệp và nhiệt huyết, nồng cốt là các thành viên đoàn thanh niên, hội phụ nữ,…Định kì đánh giá công tác tuyên truyền để trao đồi các cách làm hay, đạt hiệu quả tốt, rút những kinh nghiệm hạn chế, những điểm yếu khi tuyên truyền.

KẾT LUẬN

Nội dung các quy định của chế định giám hộ đƣơng nhiên quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự năm 2005, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thể hiện đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc và xã hội đối với việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự.

Để cho mục đích của công tác giám hộ đƣơng nhiên đạt đƣợc hiệu quả cao,các quan hệ pháp luật dân sự phát triển lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của đời sống xã hội. Pháp luật dân sự Việt Nam đã có những quy định cụ thể về chế định giám hộ nhằm xác định quyền của các chủ thể trong quan hệ giám hộ, bên cạnh đó còn có các quy định về nghĩa vụ tƣơng ứng của các chủ thể nhằm bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật giám hộ.

Qua việc nghiên cứu đề tài: “Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam”,

ngƣời viết nhận thấy đƣợc pháp luật về giám hộ đƣơng nhiên ngày càng đƣợc hoàn thiện qua các giai đoạn từ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cho đến nay. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng thực tiễn vần còn tồn tại một số bất cập về quy định thay đổi giám hộ, giám sát việc giám hộ, những quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ chƣa đƣợc hoàn thiện làm cho công tác giám hộ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần phải sớm hoàn thiện hơn nữa các quy định về giám hộ đƣơng nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự và các chủ thể khác trong quan hệ giám hộ.

Cùng với việc Bộ luật dân sự năm 2005 đang có dự thảo sửa đổi bổ sung. Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, bằng những kiến thức đã học và nghiên cứu thực tiễn của bản thân, ngƣời viết cũng đã nêu lên những kiến nghị, giải pháp, hƣớng giải quyết của mình cho việc hoàn thiện chế định giám hộ đƣơng nhiên trong thời gian sắp tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật dân sự năm 1995. 2. Bộ luật dân sự năm 2005.

3. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.

4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010). 5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

6. Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch.

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, Nxb. Công an nhân dân.

2. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, trƣờng đại học luật Hà Nội, Nxb. Công

an nhân dân, Hà Nội, 2006.

3. Đinh Trung Tụng, Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình

năm 2000, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2000.

4. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, tập 1, Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2002.

5. Nguyễn Ngọc Điện, Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

6. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tập 1 và tập 2, Khoa luật, Trƣờng Đại học Cần Thơ

7. Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình năm

2000, Nxb. Chính trị quốc gia.

8. Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

9. Viện khoa học xét xử, So sánh Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự

năm 2005, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2006.

10. Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Tìm hiểu Bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2002.

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Bình Minh, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Vướng trong việc thay người

giám hộ, http://plo.vn/ban-doc/vuong-trong-viec-thay-nguoi-giam-ho-

2. Dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự năm 2005,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_De

tail.aspx?ItemID=588&TabIndex=3 , [truy cập ngày 20-10-2014].

3. Ngƣời đƣa tin, Người tâm thần gây án: Biết trước hậu quả nhưng thiếu phòng

ngừa, http://www.nguoiduatin.vn/nguoi-tam-than-gay-an-biet-truoc-hau-qua-

nhung-thieu-phong-ngua-a143671.html, [truy cập ngày 15-10-2014].

4. Ngƣời đƣa tin, Lửng lơ trách nhiệm người giám hộ cho bệnh nhân tâm thần, http://www.nguoiduatin.vn/lung-lo-trach-nhiem-nguoi-giam-ho-cho-benh-

nhan-tam-than-a58101.html, [truy cập ngày 20-10-2014].

5. Vy Thƣ, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Khi người tâm thần gây án,

http://plo.vn/phap-luat/toa-an/khi-nguoi-tam-than-gay-an-378608.html, [truy

PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC GIÁM HỘ

Kính gửi: (1) ...

Họ và tên ngƣời khai: ...Giới tính ...

Nơi thƣờng trú/tạm trú: (2)

... Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3) ...

Đề nghị(1)

... đăng ký việc giám hộ giữa

những ngƣời có tên dƣới đây: Ngƣời giám hộ:

Họ và tên: ... Giới tính ... Ngày, tháng, năm sinh: ... Dân tộc:...Quốc tịch: ... Nơi thƣờng trú/tạm trú: (2) ... Số CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)... Ngƣời đƣợc giám hộ: Họ và tên: ... Giới tính ... Ngày, tháng, năm sinh: ... Nơi sinh:(4) ... Dân tộc: ...Quốc tịch: ... M ẫu T P /H T- 201 2 -TK GH

Nơi thƣờng trú/tạm trú: (2)

...

Lý do đăng ký giám hộ: ...

... Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại: ... , ngày ... tháng ... năm ...

Ngƣời giám hộ (Ký, ghi rõ họ tên) ... Ngƣời khai(5) (Ký, ghi rõ họ tên) ... Chú thích: (1)

Ghi rõ tên cơ quan đăng ký giám hộ.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thƣờng trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi

đăng ký thƣờng trú thì gạch cụm từ “thƣờng trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3)

Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

(4)

Trƣờng hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trƣờng hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Trƣờng hợp trẻ em sinh ngoài bênh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

(5)

PHỤ LỤC 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TỜ KHAI ĐĂNG KÝ CHẤM DỨT VIỆC GIÁM HỘ

Kính gửi: ... Họ và tên ngƣời khai:... ... Năm sinh:... ... Nơi thƣờng trú/tạm trú: ... ... . Số Giấy CMND/ Hộ chiếu:... ...

Đề nghị ...đăng ký chấm dứt việc giám hộ giữa:

Ngƣời giám hộ:

ÔNG BÀ

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh Dân tộc Mẫu STP/HT-2006-GH.4 (Q Đ s : 0 1 /2 0 0 6 /Q Đ -B TP) S TP

Quốc tịch Nơi thƣờng trú/tạm trú Số Giấy CMND/Hộ chiếu Ngƣời đƣợc giám hộ: Họ và tên: ...Giới tính:... Ngày, tháng, năm sinh:... ... Nơi sinh:... ... Dân tộc:...Quốc tịch:... Nơi thƣờng trú/tạm trú: ... ... .

Theo Quyết định công nhận việc giám hộ

số:...ngày...tháng...năm... của... ... Lý do chấm dứt việc giám hộ:... ... ...

Tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về

cam đoan của mình.

Đề nghị... đăng ký. Làm tại:...ngày ...tháng...năm... Ngƣời đề nghị chấm dứt giám hộ

Một phần của tài liệu GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN THEO LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 53 -53 )

×