4. Bố cục đề tài
2.2.1. Quyền của người giám hộ đương nhiên
Để tạo điều kiện cho ngƣời giám hộ thực hiện tốt hơn nghĩa vụ giám hộ, Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định khá đầy đủ quyền của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên tại Điều 68, 69. Quyền của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên và ngƣời mất năng lực hành vi dân sự là giống nhau, bao gồm:
- Sử dụng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của ngƣời đƣợc giám hộ
- Đƣợc thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ
- Đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ
Các quy định tại Điều 69 và 69 không phân biệt rõ là ngƣời đƣợc giám hộ đã đủ 15 tuổi hay chƣa. Các quyền của ngƣời giám hộ chủ yếu đƣợc ghi nhận trong điều kiện ngƣời đƣợc giám hộ dƣới 15 tuổi, bởi ngƣời đƣợc giám hộ trên 15 tuổi đã đƣợc thừa nhận các quyền đối với tài sản của mình một cách rộng rãi. Do đó, ngƣời giám hộ của ngƣời chƣa thành niên đủ 15 tuổi trở lên hầu nhƣ chỉ giới hạn ở quyền giám sát và thông qua các giao dịch quan trọng của ngƣời đƣợc giám hộ.
Khoản 1 Điều 68 quy định ngƣời giám hộ có quyền sử dụng các tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của ngƣời đƣợc giám hộ. Căn cứ để xác định nhu cầu cần thiết của ngƣời đƣợc giám hộ là những nhu cầu chung của ngƣời đƣợc giám hộ nhƣ: nhu cầu về ăn uống, ở, học hành, đi lại, chữa bệnh,..Những nhu cầu này cần đáp ứng để bảm đảm sự phát triển bình thƣờng của ngƣời đƣợc giám hộ. Nếu ngƣời giám hộ sử dụng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ không đúng mục đích nêu
17
Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
trên và gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc giám hộ thì phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời đƣợc giám hộ.
Trong quá trình quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ, ngƣời giám hộ chỉ đƣợc phép thanh toán từ tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ những công việc cần thiết, ví dụ nhƣ sửa chửa tài sản nếu tài sản hƣ hỏng, khai thác tài sản để thu lợi cho ngƣời đƣợc giám hộ (Khoản 2 Điều 68). Để xác định chi phí đó là cần thiết hay không cần căn cứ vào tính hợp lý của việc chi dùng, ý nghĩa, mục đích của việc chi dùng và lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ. Nội dung quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ đƣợc quy định tại Điều 69 Bộ luật dân sự năm 2005.
Ngƣời giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ nhƣ tài sản của chính mình (Khoản 1 Điều 69). Điều này có nghĩa là, ngƣời giám hộ phải bảo quản, giữ gìn cẩn trọng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ. Đối với tài sản có khả năng sinh lời thì ngƣời giám hộ phải tận dụng, phát triển khả năng đó để làm tăng giá trị của tài sản (ví dụ: tài sản là tiền thì có thể gửi tiết kiệm,..). Đối với tài sản cần có sự bảo dƣỡng, sữa chữa nhƣ máy móc, nhà ở thì ngƣời giám hộ phải tiến hành bảo dƣỡng, sửa chữa theo định kỳ hoặc khi tài sản bị hƣ hỏng. Đối với tải sản để lâu sẽ bị giảm giá trị (ví dụ: nhƣ hoa màu,…) thì ngƣời giám hộ có quyền bán.
Để phòng ngƣời nhằm bảo toàn tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ, việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mƣợn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn18 của ngƣời đƣợc giám hộ phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời giám sát việc giám hộ. Nếu quy phạm quy định này có thể làm cho giao dịch trở nên vô hiệu theo quy định tại Điều 130 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên luật chỉ dự kiến việc áp dụng quy định này trong trƣờng hợp đối tƣợng của giao dịch là các tài sản có giá trị lớn. Điều đó có nghĩa là trong trƣờng hợp tài sản không có giá trị lớn, thì không áp dụng quy định này: ngƣời giám hộ có quyền tự mình xác lập các giao dịch ấy, miễn là việc đó phù hợp với lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ.
Các quyền lợi của ngƣời đƣợc giám hộ đƣợc đặt dƣới sự quản lý của ngƣời giám hộ. Do đó, nếu ngƣời giám hộ nảy sinh nhu cầu nhằm muốn thu lợi ích cho mình mà xác lập giao dịch, cho phép ngƣời này giao dịch với chính ngƣời đƣợc giám hộ thì sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ. Bởi vậy, các giao dịch dân sự giữa ngƣời giám hộ với ngƣời đƣợc giám hộ có liên quan đến tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ đều vô hiệu
18
Khái niệm tài sản có giá trị lớn không đƣợc làm rõ bằng các tiêu chí định lƣợng. Có lẽ, cần đánh giá tùy theo trƣờng hợp,bằng cách so sánh giá trị của tài sản đƣợc định đoạt với giá trị của toàn bộ khối tài sản
của ngƣời đƣợc giám hộ cũng nhƣ dựa vào các thói quen, nếp suy nghĩ phổ biến ở nơi diễn ra công việc giám hộ.
(Khoản 3 Điều 69). Ví dụ: ngƣời giám hộ không đƣợc mua hoặc thuê tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ cho chính mình.
Luật cấm ngƣời giám hộ dùng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để tặng cho ngƣời khác (Khoản 2 Điều 69 Bộ luật dân sự năm 2005); ngƣời giám sát việc giám hộ cũng không có quyền cho phép ngƣời giám hộ làm việc này. Đáng chú ý là luật không cấm ngƣời đƣợc giám hộ mà đủ 15 tuổi tự mình đem tài sản tặng, cho ngƣời khác; bởi vậy, nếu ngƣời này đem tài sản của mình đi cho và ngƣời giám hộ cũng nhƣ ngƣời giám sát việc giám hộ đồng ý, thì hẳn là đƣợc.19