Người chưa thành niên

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 28)

4. Bố cục đề tài

2.1.1.1.Người chưa thành niên

Khái niệm ngƣời chƣa thành niên đƣợc quy định tại Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đã phát triển đến mức độ hoàn chỉnh về trí tuệ, thể chất. Y học, tâm lý học, sinh lý học và các ngành khoa học có liên quan đã chứng minh thông thƣờng con ngƣời đạt đƣợc sự phát triển này khi đã thành niên, đủ 18 tuổi. Ngƣời dƣới 18 tuổi chƣa đạt đƣợc sự phát triển hoàn chỉnh này nên chƣa đƣợc coi là ngƣời thành niên. Theo đó ngƣời chƣa thành niên phải đƣợc đại diện hoặc giám hộ trong các giao dịch dân sự

Việc xác định một là ngƣời đã thành niên hay là ngƣời chƣa thành niên căn cứ vào độ tuổi của ngƣời đó. Vì vậy việc xác định độ tuổi của ngƣời đó là vấn đề quan trọng cần phải chính xác. Ví dụ một ngƣời sinh vào ngày 10-10-1980 thì ngày 10-10-1998 ngƣời này đƣợc coi là ngƣời đủ 18 tuổi tức là ngƣời đã thành niên.

Tùy từng độ tuổi mà ngƣời chƣa thành niên có quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự khác nhau, nghĩa là họ có năng lực hành vi dân sự khác nhau. Ngƣời từ đủ sáu tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi, các giao dịch khác chỉ có thể đƣợc xác lập và thực hiện với sự đồng ý của ngƣời giám hộ (Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2005), riêng ngƣời từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi, nếu có tài sản riềng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập các giao dịch, trừ những giao dịch mà luật đòi hỏi có sự đồng ý của ngƣời giám hộ, ví dụ, lập di chúc để định đoạt tài sản sau khi chết (Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005) hoặc định đoạt tài sản có giá trị lớn, dùng tài sản để đầu tƣ kinh doanh (điều 46 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Điểm a Khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định một trong các trƣờng hợp sau ngƣời chƣa thành niên cần phải có ngƣời giám hộ đƣơng nhiên, và đƣợc coi là ngƣời đƣợc giám hộ:

11Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì có hai trƣờng hợp đƣợc giám hộ đƣơng nhiên là ngƣời chƣa thành niên và ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Trong dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự năm 2005 có bổ sung thêm trƣờng hợp ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (xem Điều 51, Dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự năm 2005 ngày 23-9-2014)

- Ngƣời chƣa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định đƣợc cha, mẹ

- Ngƣời chƣa thành niên còn cha, mẹ nhƣng cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ

- Ngƣời chƣa thành niên còn cha, mẹ nhƣng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục ngƣời chƣa thành niên đó.

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 28)