Người giám sát việc giám hộ đương nhiên

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 37)

4. Bố cục đề tài

2.1.3. Người giám sát việc giám hộ đương nhiên

Giám sát việc giám hộ đƣơng nhiên đƣợc quy định tại Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo quy định này thì cả giám hộ đƣơng nhiên và giám hộ cử đều có ngƣời giám sát việc giám hộ. Bởi việc giám hộ chỉ thật sự đạt đƣợc hiệu quả khi ngƣời giám hộ ý thức đƣợc trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình, thực hiện công tác giám hộ một cách tận tâm và khách quan. Do đó để mục đích của công tác giám hộ đạt đƣợc, luật đã quy định chế định giám sát việc giám hộ, nhằm kiểm tra, giám sát khách quan đối với công việc của ngƣời giám hộ, tránh và ngăn chặn kịp thời những rủi ro đối với lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ.

Trƣớc đây, trong quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, việc giám sát đƣợc giao cho Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi cƣ trú của ngƣời giám hộ, trong đó trách nhiệm của Ủy ban nhân dân đƣợc đặt lên hàng đầu. Quy định này đã khiến cho trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc thật nặng nề và chƣa đề cao trách nhiệm dân sự của những ngƣời có quan hệ gắn bó ruột thịt với ngƣời đƣợc giám hộ.

Đến Bộ luật dân sự năm 2005 thì giám sát việc giám hộ thuộc về những ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ: “Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ” (Khoản 1, Điều 59). Chỉ khi

không có những ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ, hoặc những ngƣời thân thích không cử đƣợc ngƣời giám sát việc giám hộ thì Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi cƣ trú của ngƣời giám hộ mới cử ngƣời giám sát việc giám hộ (Khoản 2 Điều 59).

Về tiểu chuẩn để làm ngƣời giám sát việc giám hộ, luật chỉ yêu cầu ngƣời giám sát việc giám hộ phải có đủ năng lực hành vi (không thể là ngƣời chƣa thành niên, hoặc là ngƣời mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) để có thể bằng hành vi của mình thực hiện tốt trách nhiệm giám sát việc giám hộ (Khoản 3 Điều 59), các điều kiện khác, đặc biệt là vấn đề trong sạch về mặt tƣ pháp không đƣợc đặt ra nhƣ đối với ngƣời giám hộ.

Trách nhiệm của ngƣời giám sát việc giám hộ là theo dõi, đôn đốc, kiểm tra ngƣời giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của ngƣời giám hộ liên quan đến việc giám hộ. Vai trò giám sát của ngƣời giám sát việc giám hộ trƣớc hết là bảo đảm việc thực hiện đúng:

- Các quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đã đƣợc quy định tại các điều 65, 66, 67, 68 Bộ luật dân sự năm 2005.

- Việc sử dụng, định đoạt tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ đúng với mục đích là để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của ngƣời đƣợc giám hộ nhƣ: học tập, ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, tiền thuốc chữa bệnh,…Trong trƣờng hợp định đoạt các tài sản có giá trị lớn của ngƣời đƣợc giám hộ, hoặc các giao dịch dân sự giữa ngƣời giám hộ và ngƣời đƣợc giám hộ thực hiện vì lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ, thì phải có sự đồng ý của ngƣời giám sát việc giám hộ (Khoản 2, Khoản 3 Điều 69 Bộ luật dân sự năm 2005).

- Những đề nghị, kiến nghị của ngƣời giám hộ liên quan đến việc giám hộ đƣợc giải quyết kịp thời nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ, cũng nhƣ giúp ngƣời giám hộ thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình.

Luật không quy định thủ tục cử ngƣời giám sát việc giám hộ. Cũng nhƣ trong trƣờng hợp khi thực hiện nhiệm vụ giám sát việc giám hộ, nếu phát hiện thấy ngƣời giám hộ không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình (nhƣ sử dụng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để phục vụ cho mục đích khác không phải là chi dùng cho nhu cầu cần thiết của ngƣời đƣợc giám hộ) và đã có đề nghị ngƣời giám hộ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ nhƣng ngƣời giám hộ không thực hiện , thì ngƣời giám sát việc giám hộ phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ, điều này chƣa đƣợc pháp luật quy định. Bên cạnh đó, trong trƣờng hợp có nhiều ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ và giữa họ có sự bất đồng ý kiến trong việc cử ngƣời giám sát việc giám hộ, thì luật cũng không quy định cách thức giải quyết trong trƣờng hợp này. Riêng trong

trƣờng hợp không có ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ, thì Ủy ban nhân dân chỉ định ngƣời giám sát việc giám hộ bằng một văn bản.17

Khác với trƣờng hợp giám hộ, luật không quy định số lƣợng ngƣời giám sát việc giám hộ. Về mặt lý thuyết, có thể cử nhiều ngƣời giám sát, tuy nhiên, có lẽ thực tiễn xu hƣớng giảm cấu trúc giám sát để giảm chi phí, cũng nhƣ giảm cả những rủi ro tranh cãi không cần thiết giữa những ngƣời giám sát trong quá trình thực hiện chức năng của mình, những tranh cãi không có lợi cho ngƣời đƣợc giám hộ.

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)