4. Bố cục đề tài
2.3.3. Hậu quả của chấm dứt việc giám hộ đương nhiên
Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ đƣơng nhiên đƣợc quy định tại Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2005. Về nguyên tắc, khi việc giám hộ chấm dứt thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thởi điểm chấm dứt việc giám hộ, ngƣời giám hộ phải thanh toán tài sản với ngƣời đƣợc giám hộ hoặc với cha mẹ của ngƣời đƣợc giám hộ. Khi thanh toán phải nêu rõ các khoản thu chi, các quyền và nghĩa vụ về tài sản có liên quan. Ngƣời giám hộ đƣợc thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản. Trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc giám hộ chết, thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, ngƣời giám hộ phải thanh toán tài sản cho những ngƣời thừa kế của ngƣời chết; nếu chƣa tìm đƣợc ngƣời thừa kế, thì ngƣời giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của ngƣời chết (nhƣ một ngƣời quản lý tài sản, Điều 69 Bộ luật dân sự năm 2005) cho đến khi tài sản đƣợc giải quyết theo các quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi ngƣời giám hộ cƣ trú (khoản 1 Điều 73).
Việc thanh toán tài sản đƣợc thực hiện dƣới sự giám sát của ngƣời giám sát việc giám hộ (đó là ngƣời do ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ cử ra hoặc ngƣời do Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi ngƣời giám hộ cƣ trú cử ra), nhằm bảo đảm sự khách quan và bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc giám hộ.
Các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ đƣợc chuyển cho ngƣời đƣợc giám hộ khi ngƣời này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Chăng hạn: khi quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ, ngƣời giám hộ cho ngƣời thứ ba thuê, vay tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ, thì ngƣời giám hộ phải chuyển giao cả quyền đòi tiền thuê, tiền cho vay tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ (kể cả lãi suất, nếu có).
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH GIÁM HỘ ĐƢƠNG NHIÊN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT