4. Bố cục đề tài
2.2.2.1. Nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên
Các nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên đối với ngƣời chƣa thành niên đƣợc quy định tại các Điều 65, 66 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau:
- Chăm sóc, giáo dục ngƣời đƣợc giám hộ
- Đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trƣờng hợp pháp luật quy định ngƣời chƣa đủ mƣời lăm tuổi có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
- Quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ
Ngƣời chƣa đủ 15 tuổi là ngƣời chƣa thành niên, là ngƣời không có năng lực, hoặc có năng lực hành vi dân sự rất hạn chế. Cụ thể, ngƣời chƣa đủ 6 tuổi là ngƣời không có năng lực hành vi dân sự, không đƣợc phép thực hiện các giao dịch dân sự mà giao dịch của họ do ngƣời đại diện xác lập và thực hiện. Ngƣời từ đủ 6 tuổi đến dƣới 15 tuổi có năng lực hành vi dân sự rất hạn chế, họ chỉ đƣợc thực hiện một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Chính vì thế, ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho ngƣời chƣa đủ 15 tuổi khi thực hiện nghĩa vụ của mình phải luôn chú ý bảo đảm các quyền của trẻ em, lợi ích của trẻ em phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Trên cơ sở đó, khoản 1 Điều 65 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định nghĩa vụ quan trọng nhất của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên đối với ngƣời dƣới 15 tuổi là nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục ngƣời đƣợc giám hộ. Cũng nhƣ những trẻ em khác, ngƣời chƣa thành niên dƣới 15 tuổi do mồ côi cha, mẹ đều có quyền đƣợc chăm sóc, giáo dục đầy đủ, toàn diện. Ngƣời giám hộ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho ngƣời đƣợc giám hộ học tập và giáo dục. Đây là giai đoạn rất quan trọng hình
19
thành nhân cách của con ngƣời, vì vậy việc chăm sóc, giáo dục của ngƣời giám hộ đối với ngƣời chƣa thành niên ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức của ngƣời chƣa thành niên đó.
Ngoài nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục ngƣời đƣợc giám hộ (Khoản 1, Điều 65 Bộ luật dân sự) là nghĩa vụ chỉ áp dụng trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc giám hộ là ngƣời chƣa đủ mƣời lăm tuổi. Các ngƣời vụ khác (quy định tại các khoản còn lại của Điều 65, Điều 66 Bộ luật dân sự) là giống nhau đối với ngƣời đƣợc giám hộ là ngƣời chƣa đủ mƣời lăm tuổi và ngƣời đƣợc giám hộ từ đủ mƣời lăm tuổi trở lên.
Ngƣời giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự có liên quan đến lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ (Khoản 2 Điều 65, Khoản 1 Điều 66 Bộ luật dân sự năm 2005). Trong trƣờng hợp ngƣời giám hộ thực hiện các giao dịch dân sự vƣợt quá thẩm quyền đại diện của mình mà gây ra thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ thì ngƣời đó phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Trong trƣờng hợp pháp luật có quy định ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm phục vụ những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày thì ngƣời đó có quyền tự thực hiện. Ngƣời giám hộ chỉ can thiệp vào các giao dịch này khi nhận thấy có sự lợi dụng của ngƣời xác lập giao dịch với ngƣời chƣa thành niên để gây thiệt hại cho ngƣời chƣa thành niên.
Ngƣời giám hộ của ngƣời chƣa thành niên có nghĩa vụ quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ (Khoản 3 Điều 65, Khoản 2 Điều 66 Bộ luật dân sự năm 2005). Trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc giám hộ có tài sản riêng, ngƣời giám hộ phải quản lý tài sản của ngƣời đó nhƣ tài sản của chính mình. Ngƣời giám hộ đƣợc sử dụng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những yêu cầu cần thiết của ngƣời đƣợc giám hộ. Đối với ngƣời giám hộ của ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến dƣới mƣời tám tuổi các nghĩa vụ về quản lý tài sản của ngƣời giám hộ nhẹ nhàng hơn ngƣời đƣợc giám hộ dƣới mƣời lăm tuổi. Bởi theo quy định của pháp luật, ngƣời đƣợc giám hộ đủ mƣời lăm tuổi, trên nguyên tắc có quyền tự mình quản lý các tài sản của mình20, riêng trong trƣờng hợp cần định đoạt tài sản để kinh doanh, thì phải có sự đồng ý của ngƣời giám hộ.21 Ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi trở lên còn có quyền lập di chúc, nếu ngƣời giám hộ đồng ý (Khoản 2 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005). Mặt khác, ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến dƣới mƣời tám tuổi đã tham gia lao động sản xuất và có thu nhập, hoặc có thu nhập từ các nguồn hợp
20
Xem khoản 1, Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
21
Pháp luật lao động hiện hành cho phép ngƣời đủ 15 tuổi tự mình giao kết hợp đồng lao động với tƣ cách là ngƣời lao động. Điều 6 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007).
pháp khác đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, thì ngƣời đó có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của ngƣời giám hộ, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Nói chung, một khi ngƣời đƣợc giám hộ đủ mƣời lăm tuổi, thì ngƣời giám hộ chấm dứt vai trò đại diện và chỉ giữ vai trò ngƣời hỗ trợ, giám sát ngƣời đƣợc giám hộ trong giao dịch.
Trong quá trình giám hộ, nếu ngƣời đƣợc giám hộ gây thiệt hại cho ngƣời khác thì ngƣời giám hộ có nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại. Ngƣời giám hộ có quyền lấy tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để thực hiện việc bồi thƣờng. Nếu ngƣời đƣợc giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thƣờng thì ngƣời giám hộ có nghĩa vụ phải lấy tài sản của mình để bồi thƣờng cho đủ, trừ trƣờng hợp ngƣời giám hộ chứng minh đƣợc là mình không có lỗi trong việc giám hộ. Ngƣợc lại, khi quyền dân sự của ngƣời đƣợc giám hộ bị xâm phạm, thì ngƣời giám hộ có quyền thực hiện các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ (Khoản 4 Điều 65, Khoản 3 Điều 66 Bộ luật dân sự năm 2005). Trƣớc cơ quan bảo vệ pháp luật, ngƣời giám hộ là ngƣời đại diện đƣơng nhiên của ngƣời đƣợc giám hộ.
Các nghĩa vụ của ngƣời đƣợc giám hộ chƣa thành niên trên nguyên tắc, do ngƣời giám hộ thực hiện bằng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ. Tuy nhiên, có vẻ nhƣ luật chủ trƣơng rằng nếu nghĩa vụ do chính ngƣời chƣa thành niên tự mình xác lập phù hợp với các quy định của pháp luật và theo đúng ý chí, thì cũng chính ngƣời này tự mình thực hiện nghĩa vụ ấy, trừ các nghĩa vụ có tác dụng dịch chuyển tài sản có giá trị lớn. Nói chung, quy định của của luật pháp đối với vấn đề này không rõ ràng và điều này có thể gây khó khăn cho ngƣời thực hành luật trong trƣờng hợp có tranh chấp: khác với việc thực hiện quyền, việc thực hiện nghĩa vụ của ngƣời đƣợc giám hộ đặt ngƣời này vào thế bất lợi và do đó, cần có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với ngƣời này.22
2.2.2.2. Nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành vi dân sự
Điều 67, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định ngƣời giám hộ của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho ngƣời đƣợc giám hộ - Đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự - Quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ
22
Ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho ngƣời mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ giống nhƣ nghĩa vụ của ngƣời giám hộ cho ngƣời chƣa đủ mƣời lăm tuổi, trừ nghĩa vụ giáo dục ngƣời đƣợc giám hộ. Ngoài ra, ngƣời giám hộ cho ngƣời mất năng lực hành vi dân sự còn có nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho ngƣời đƣợc giám hộ.
Đối với ngƣời đƣợc giám hộ là ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì nghĩa vụ quan trọng nhất của ngƣời giám hộ là chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho ngƣời đƣợc giám hộ. Đây là một nghĩa vụ rất quan trọng, là dấu hiệu phân biệt giám hộ và đại diện. Xuất phát từ việc ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005 không thể nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình nên mọi giao dịch dân sự có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ đều do ngƣời giám hộ thực hiện với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật.
Bên cạnh đó, ngƣời giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ là ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự. Các nghĩa vụ này cũng giống nhƣ nghĩa vụ của ngƣời giám hộ của ngƣời chƣa thành niên đƣợc quy định tại Điều 65, 66 Bộ luật dân sự năm 2005.
Luật hôn nhân và gia đình còn có thêm một quy định mới nhằm giải quyết tình trạng ly hôn trong trƣờng hợp vợ, hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự. Trong trƣờng hợp này pháp luật quy định nhƣ sau: “Trong trƣờng hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định ngƣời khác đại diện cho ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”23
2.3. Thay đổi, chấm dứt việc giám hộ đƣơng nhiên