Vai trò của chế định giám hộ đƣơng nhiên

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 26)

4. Bố cục đề tài

1.4. Vai trò của chế định giám hộ đƣơng nhiên

Giám hộ đƣơng nhiên là chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam cả về mặt pháp lý và xã hội:

Về mặt pháp lý: Chế định giám hộ đƣơng nhiên góp phần đảm bảo đƣợc lợi ích của một số đối tƣợng nhất định cần đƣợc giám hộ cụ thể là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự và những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan. Thông qua chế định này ngƣời đƣợc giám hộ có thể thực hiện hóa các quyền mà pháp luật quy định cho mình. Đồng thời chế định này còn bảo đảm sự bình đẳng giữa các công dân trong xã hội trong việc đƣợc hƣởng các quyền do luật định và thực thi các quyền đó trên thực tế. Mặt khác chế định giám hộ đã tạo ra cở sở pháp lý cho việc nâng cao trách nhiệm của ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ thông qua việc quy định các chế định về quyền và nghĩa của ngƣời đƣợc giám hộ. Ví dụ nhƣ: thông qua quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ (Điều 65, 66, 67, 68, 69 Bộ luật dân sự năm 2005) đã đảm bảo đƣợc ngƣời đƣợc giám hộ đƣợc chăm sóc, bảo vệ và các quyền tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của của họ không bị xâm phạm. Luật cũng dự trù đƣợc các trƣờng hợp nhằm hạn chế sự lạm

quyền của ngƣời giám hộ cũng nhƣ xung đột giữa quyền và lợi ích của ngƣời giám hộ với ngƣời đƣợc giám hộ (cấm các giao dịch giữa ngƣời giám hộ và ngƣời đƣợc giám hộ, cấm ngƣời giám hộ dung tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ tặng cho ngƣời khác,…

Về mặt xã hội: chế định giám hộ đƣơng nhiên có các quy định về nghĩa vụ giám hộ giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Vì vậy đã góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, tình cảm tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng,..Bên cạnh đó, thông qua những quy định về giám hộ đƣơng nhiên đã thể hiện đƣợc sự quan tâm, trách nhiệm của nhà nƣớc đối với ngƣời chƣa thành niên và ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Ví dụ: quy định về giám hộ giữa bố dƣợng, mẹ kế và con riêng (Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000), giám hộ giữa anh, chị, em trong gia đình (Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005) đã cho ta thấy đƣợc ý chí của nhà làm luật muốn gắn bó hơn nữa tình cảm giữa những ngƣời cùng sống chung trong một gia đình, thể hiện tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, yêu thƣơng đùm bọc giữa các thành viên trong gia đinh.

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIÁM HỘ ĐƢƠNG NHIÊN

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)