4. Bố cục đề tài
2.1.2.3. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Khái niệm giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự đƣợc hiểu tƣơng tự nhƣ giám hộ đƣơng nhiên đƣợc quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 đối với ngƣời chƣa thành niên. Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự là ngƣời bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức. làm chủ đƣợc hành vi của mình đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Quan hệ giám hộ đƣơng nhiên phát sinh một cách đƣơng nhiên do hiệu lực của bản án đặt ngƣời đƣợc giám hộ vào tình trạng mất năng lực hành vi. Một khi ngƣời đã thành niên mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình, bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi, thì những ngƣời sau đây, theo thứ tự, sẽ trờ thành giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời đó (Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005): vợ hoặc chồng, con cả, con kế tiếp, cha, mẹ.
Khoản 1 Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rất rõ: “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”. Trong các quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng là quan
hệ bình đẳng. Pháp luật quy định cho vợ chồng có các quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng nhau. Khi một bên lâm vào tình trạng không thể tự bảo vệ đƣợc các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì ngƣời có trách nhiệm đứng ra giúp họ khắc phục tình trạng đó, trƣớc hết là ngƣời vợ, ngƣời chồng của họ (khi vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho ngƣời vợ và ngƣợc lại). Một vấn đề cần lƣu ý là khi xác định ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng là ngƣời giám hộ là ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp đang tồn tại theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Nếu họ đã đƣợc Tòa án quyết định cho ly hôn thì không xác định ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự theo cách thức này.
Khoản 2 Điều 63 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định khi cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, hoặc chỉ một ngƣời cha (hoặc mẹ) mất năng lực hành vi dân sự, nhƣng ngƣời kia không đủ điều kiện là ngƣời giám hộ, thì ngƣời giám hộ đƣơng nhiên đối với ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự đƣợc xác định nhƣ sau:
- Trƣớc tiên, ngƣời giám hộ là ngƣời con cả có đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự, về điều kiện nhân thân, và có điều kiện cần thiết bảo đảm việc giám hộ thì trở thành ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của cả cha và mẹ (hoặc của ngƣời cha hoặc mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự).
- Nếu con cả không có đủ các điều kiện giám hộ (Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005), thì ngƣời con tiếp theo có đủ các điều kiện phải là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của cha, mẹ.
Điều luật chỉ quy định về việc xác định ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của cha, mẹ là con có đủ điều kiện là ngƣời giám hộ theo thứ tự con cả, con thứ,.. không có quy định phân biệt ngƣời giám hộ cho cha, mẹ là con đẻ hay con nuôi, con sinh ra trong thời ký hôn nhân hoặc ngoài thời kỳ hôn nhân của cha và mẹ.
Khoản 3 Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định chế độ giám hộ đƣơng nhiên trong hai trƣờng hợp: Cho ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên bị mất năng lực hành vì dân sự chƣa có vợ hoặc chồng, không có con hoặc ngƣời này có vợ hoặc chồng, có con nhƣng vợ hoặc chồng, con của họ đều không có đủ điều kiện làm giám hộ. Trong trƣờng hợp này cha, mẹ của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời đó. Về nguyên tắc, con đã thành niên, bằng hành vi của mình trực tiếp hoặc ủy quyền cho ngƣời khác bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu con đã thành niên mà không thể tự chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho mình thì những ngƣời khác (vợ, chồng, con của họ) có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ quyền lợi cho họ. Nếu cả cha và mẹ đều có điều kiện giám hộ thì cả cha và mẹ đều là ngƣời giám hộ cho con. Cha, mẹ đều phải cùng thực hiện những quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ. Cha mẹ thỏa thuận với nhau về việc đại diện theo pháp luật cho con trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của con (Điều 80 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định trƣờng hợp một ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự chƣa có vợ hoặc chồng, chƣa có hoặc không có con, không còn cha, mẹ, hoặc có vợ, chồng, con và cha mẹ nhƣng tất cả các đối tƣợng này đều không có đủ điều kiện là ngƣời giám hộ. Vì vậy, Luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định hai trƣờng hợp khác không thuộc quy định của Bộ luật dân sự:
- Thứ nhất, trong các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể mang tính chất có đi có lại, quyền và nghĩa vụ của chủ thể này cũng là quyền và nghĩa vụ của chủ thể kia. Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Cháu có đủ điều kiện làm người giám hộ thì phải giám hộ cho ông, bà nội, ông, bà ngoại nếu ông, bà không có con phụng dưỡng”.
Theo trật tự của việc giám hộ đƣơng nhiên, khi ông, bà nội, ông, bà ngoại cần đƣợc giám hộ mà ông, bà không có vợ (chồng), con hoặc còn nhƣng họ đều không có đủ điều kiện để làm ngƣời giám hộ thì cháu có đủ điều kiện phải là ngƣời giám hộ. Quy định này dựa trên cơ sở nghĩa vụ “chăm sóc, phụng dƣỡng ông bà nội, ông bà ngoại” đƣợc quy định cụ thể tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Đồng thời, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”. Tƣơng ứng với quy định này, tại Điều 104 và Điều 106 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại và cháu; quyền và nghĩa vụ giữa cô, dì, cậu, chú, bác ruột và cháu ruột.16
- Thứ hai, trƣờng hợp bố dƣợng, mẹ kế không có ngƣời giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 72 Bộ luật dân sự năm 1995 trƣớc đây, Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005), thì con riêng đang sống chung với bố dƣợng, mẹ kế sẽ là ngƣời giám hộ cho bố dƣợng, mẹ kế nếu có đủ điều kiện làm giám hộ (Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành). Khác với những trƣờng hợp giám hộ giữa các
16
Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gƣơng tốt cho con cháu; trƣờng hợp cháu chƣa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có ngƣời nuôi dƣỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dƣỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dƣỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trƣờng hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dƣỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dƣỡng.”
Điều 106 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thƣơng yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dƣỡng nhau trong trƣờng hợp ngƣời cần đƣợc nuôi dƣỡng không còn cha, mẹ, con và những ngƣời đƣợc quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhƣng những ngƣời này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dƣỡng.”
thành viên trong gia đình thƣờng có tính hai chiều, khi quy định về giám hộ trong quan hệ cha dƣợng, mẹ kế và con riêng của vợ, của chồng, pháp luật chỉ xác định việc giám hộ theo một chiều: con riêng giám hộ cho cha dƣợng, mẹ kế mà không có chiều ngƣợc lại. Ví dụ: trong trƣờng hợp ngƣời con riêng (5 tuổi) của vợ không có ngƣời giám hộ (do cha không còn, mẹ bị bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình và cũng không còn ngƣời thân thích khác), mặc dù đang sống chung với mình nhƣng ngƣời cha dƣợng đó không có nghĩa vụ phải là ngƣời giám hộ. Quy định nhƣ vậy là chƣa đầy đủ, một mặt chƣa đảm bảo sự công bằng trong quan hệ giữa cha dƣợng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng, mặt khác, không phù hợp với truyền thống, đạo lý trong gia đình của ngƣời Việt
Nam.