Người mất năng lực hành vi dân sự

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 29)

4. Bố cục đề tài

2.1.1.2.Người mất năng lực hành vi dân sự

Theo Khoản 2 Điều 58 và Khoản 3 Bộ luật dân sự năm 2005, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự phải có ngƣời giám hộ. Nhƣ vậy, khác với Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định việc giám hộ nhƣ là hệ quả của tình trạng mất năng lực hành vi, chứ không phải là một yếu tố của tình trạng đó12.

Khái niệm “mất” thông thƣờng đƣợc hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tƣợng, một sự vật nhƣng sau đó không còn hiện tƣợng, sự vật đó nữa. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy đủ khi cá nhân đến tuổi thành niên. Thông thƣờng, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, ngƣời thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định. Theo đó, tình trạng mất năng lực hành vi, đƣợc định nghĩa tại khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005: “Khi một người do bị bệnh tâm thần

hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”. Có thể từ điều luật đó rút ra

hai nhóm điều kiện: liên quan đến tình trạng thể chất, gọi là điều kiện cần, và liên quan đến tình trạng pháp lý, gọi là điều kiện đủ.

- Điều kiện cần (tình trạng thể chất)13

: Ngƣời đƣợc giám hộ tiềm năng phải ở trong tình trạng không thể nhận thức đƣợc hành vi của mình, nghĩa là không hiểu mình làm gì và vì mục đích gì, nói chung là vô tri. Tình trạng ấy không nhất thiết diễn ra thƣờng xuyên mà chỉ cần với độ dày đặc đến mức nào đó khiến cho đƣơng

12

Theo điểm b khoản 2 Điều 67 Bộ luật dân sự năm 1995, người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình thì cần được giám hộ. Điều đó có nghĩa là việc giám hộ được thiết lập một khi có người rơi vào tình trạng không nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình, chứ không đợi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi. Nói cách khác, giám hộ có trước, còn mất năng lực hành vi đến sau.

13

sự không thể có đƣợc cuộc sống bình thƣờng nhƣ mọ ngƣời. Nguyên nhân của tình trạng trên là do bệnh tâm thần hay bệnh khác. Bệnh tâm thần thì đã rõ. Còn các bệnh khác là một khác niệm rất rộng. Luật không xây dựng các tiêu chí nào khác, ngoài tiêu chí “không nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi”, nhƣ là hậu quả của bệnh. Trong hầu nhƣ tất cả trƣờng hợp, đó là các bệnh đặc trƣng bằng sự tác động tiêu cực vào sự phát triển và khả năng vận hành bình thƣờng của não, khiến cho quá trình nhận thức không thể diễn ra suôn sẻ.

- Điều kiện đủ (tình trạng pháp lý)14

: Thực ra, chỉ riêng việc xác nhận tình trạng bệnh tật của đƣơng sự chƣa đủ để đặt đƣơng sự dƣới chế độ giám hộ. Cần có một ngƣời nào đó có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố đƣơng sự mất năng lực hành vi. Theo khoản 1 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, yêu cầu tuyên bố một ngƣời mất năng lực hành vi là một loại yêu cầu dân sự, bởi vậy quyết định của Tòa án đáp ứng yêu cầu ấy có hiệu lực thi hành ngay. Theo khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án cấp huyện nơi cƣ trú của ngƣời bị tuyên bố mất năng lực hành vi.

Trƣớc khi có quyết định của Toàn án tuyên bố một ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời đó vẫn có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, đối với giao dịch dân sự do ngƣời đó xác lập, trƣớc tiên ngƣời đại diện của ngƣời đó yêu cầu Tòa án tuyên bố ngƣời đó mất năng lực hành vi dân sự rồi sau đó mới tuyên bố giao dịch do ngƣời đó xác lập vô hiệu theo quy định tại Điều 130 Bộ luật dân sự năm 2005. Trƣớc đây, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định ngƣời bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức đƣợc hành vi của mình phải có ngƣời giám hộ mà không cần có quyết định của Tòa án tuyên bố ngƣời đó mất năng lực hành vi dân sự, việc xác định ngƣời đó có mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức đƣợc hành vi của mình hay không chỉ dựa trên kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền, khi đó, vấn đề giám hộ đã đƣợc đặt ra đối với ngƣời mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức đƣợc hành vi của mình.

Ngƣời bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đã đƣợc chạy chữa khỏi bệnh thì trở lại có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của chính ngƣời đó, hoặc của ngƣời có quyền lợi ích liên quan đƣợc Tòa án chấp nhận theo thủ tục đƣợc pháp luật tố tụng dân sự quy định.

14

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 29)