Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 32)

4. Bố cục đề tài

2.1.2.2.Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Trẻ em, trong điều kiện, hoàn cảnh bình thƣờng, phải là thành viên của một gia đình và sự chăm sóc, giáo dục của gia đình là điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, trong quá trình chuẩn bị bƣớc vào cuộc sống xã hội trong tƣ thế một chủ thể đầy đủ.

Việc giám hộ đối với ngƣời chƣa thành niên, tức là đối với trẻ em, nhằm mục đích thay thế sự chăm sóc, giáo dục mang tính chất gia đình mà ngƣời đƣợc giám hộ đã không có, và cũng nhằm bảo đảm các điều kiện phát triển bình thƣờng cho ngƣời đó. Bởi vậy, ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên đƣợc chỉ định theo thứ tự ƣu tiên đƣợc thiết lập dựa vào mức độ thân thuộc giữa ngƣời giám hộ và ngƣời đƣợc giám hộ.

Giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên là giám hộ do pháp luật quy định và mang tính bắt buộc đƣợc đặt ra đối với những ngƣời thân thích của ngƣời chƣa thành niên, với điều kiện họ có đủ các điều kiện đƣợc quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005. Trong trƣờng hợp ngƣời thân thích không có điều kiện làm giám hộ thì áp dụng chế độ cử ngƣời giám hộ theo Điều 63 Bộ luật dân sự năm 2005. Các quy định về giám hộ đối với ngƣời chƣa thành niên chỉ đƣợc áp dụng khi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị

15Theo quan điểm của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Điện thì “Đáng lý ra, nên cấm làm ngƣời giám hộ, một cách tổng quát, đối với ngƣời đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị phạt tù mà chƣa đƣợc xóa án, bất kể vì tội gì. Suy cho cùng ngƣời giám hộ phải trong sạch về mặt tƣ pháp thì mới xứng đáng đảm nhận tƣ cách đó: về mặt đạo lý, liệu một ngƣời phạm tội buôn lậu có thể đƣợc cử làm giám hộ hay không?”

mất năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục ngƣời chƣa thành niên đó.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005: “Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thõa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ”.

Trong trƣờng hợp không có anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em ruột không đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ theo quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự thì việc giám hộ đối vói ngƣời chƣa thành niên đƣợc áp dụng theo khoản 2 Điều 61 Bộ luận dân sự năm 2005:

“Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ”. Quy định này đƣợc chia làm hai trƣờng hợp:

- Về nguyên tắc, cả ông, bà nội và ông, bà ngoại có đủ điều kiện đều phải là ngƣời giám hộ cho cháu chƣa thành niên. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc nam nữ bình đẳng nên không có sự phân biệt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa ông, bà nội và ông bà ngoại, cháu nội và cháu ngoại. Tuy nhiên, việc xác định ngƣời giám hộ đƣơng nhiên phải là cụ thể chứ không đồng thời một lúc cả ông, bà hai phía nội và ngoại đều là ngƣời giám hộ, để từ đó đảm bảo cho các quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ đƣợc thực hiện và thuận tiện cho việc đăng ký giám hộ. Trƣờng hợp này, cháu chƣa thành niên đƣợc nhiều giám hộ nhƣng nhiều ngƣời đó là một bên: ông và bà ngoại hoặc ông và bà nội.

- Khoản 2 Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 còn quy định bổ sung trong trƣờng hợp không có anh, chị ruột hoặc có anh, chị ruột nhƣng anh, chị ruột không đủ điều kiện là ngƣời giám hộ cho em chƣa thành niên, ông bà nội, ông, bà ngoại đều đã mất hoặc ông, bà nội, ông, bà ngoại còn sống nhƣng đã già yếu, không đủ điều kiện là ngƣời giám hộ cho cháu chƣa thành niên, thì những ngƣời thân thích là bác, chú, cậu, cô, dì (là anh, chị, em của cha hoặc mẹ của ngƣời chƣa thành niên) sẽ là ngƣời giám hộ cho cháu chƣa thành niên. Quy định này bảo đảm cho ngƣời chƣa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ hoặc tuy còn cha và mẹ, nhƣng họ đều mất năng lực hành vi, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục và có yêu cầu hoặc ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, đƣợc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ.

Các quy định về ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên nêu trên đây đã từng đƣợc quy định tại Điều 70 Bộ luật dân sự năm 1995. Ngoàn ra, trong dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự năm 2005 cũng có quy định lại điều này tại Điều 51 nhƣ sau: “Người giám hộ cho người chưa thành niên được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này do những người thân thích của người chưa thành niên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì người giám hộ được cử trong số những người thân thích hoặc cá nhân, pháp nhân khác và ưu tiên cho người sống cùng hoặc đang trực tiếp chăm sóc người cần được giám hộ nếu bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người được giám hộ”.

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 32)