4. Bố cục đề tài
3.1.1. Vấn đề giám hộ đương nhiên cho người mất năng lực hành vi dân sự
Ngƣời tâm thần (ngƣời mất năng lực hành vi dân sự) phạm tội không phải là một vấn đề mới, mà nó đã tồn tại trong xã hội từ rất lâu. Xã hội càng phát triển, càng kéo theo những căn bệnh có nguyên nhân từ áp lực công việc, cuộc sống, xã hội. Bệnh tâm thần vì thế mà cũng có nhiều thể thức khác nhau.
Mặc dù đã tồn tại trên thực tế nhƣ một trong những loại bệnh oái oăm, gây khổ sở cho không chỉ ngƣời bệnh, mà còn làm cho ngƣời nhà họ cũng khốn đốn, song không dễ dàng gì điều trị dứt điểm hẳn căn bệnh này. Thời gian gần đây số lƣợng các vụ án cũng nhƣ tính chất của tội phạm do những ngƣời mắc bệnh tâm thần thực hiện là hết sức báo động, có ảnh hƣởng rất lớn tới an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Hiện nay thỉnh thoảng đi ra đƣờng phố chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những ngƣời tâm thần đi lang thang với nhiều bộ dạng khác nhau. Thật nguy hiểm khi ngƣời bệnh tâm thần có những hành vi gây cản trở giao thông; đánh, ném đá, quát tháo… khiến nhiều ngƣời xung quanh phải dè chừng, khiếp sợ. Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông, vụ án mạng đau lòng, nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do ngƣời tâm thần gây ra cho những ngƣời trong cộng đồng dân cƣ thậm chí là những ngƣời thân trong gia đình.
Vấn đề đặt ra ở đây là trách nhiệm của những ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời bị bệnh tâm thần. Khi ngƣời mắc bệnh tâm thần bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định tại Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005 cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của ngƣời đó sẽ trở thành ngƣời giám hộ đƣơng nhiên.Thực tế không phải mọi
27Xem thêm Ngƣời đƣa tin, Lửng lơ trách nhiệm người giám hộ cho bệnh nhân tâm thần,
http://www.nguoiduatin.vn/lung-lo-trach-nhiem-nguoi-giam-ho-cho-benh-nhan-tam-than-a58101.html, [truy cập ngày 20-10-2014].
Ngƣời đƣa tin, Người tâm thần gây án: Biết trước hậu quả nhưng thiếu phòng ngừa,
http://www.nguoiduatin.vn/nguoi-tam-than-gay-an-biet-truoc-hau-qua-nhung-thieu-phong-ngua- a143671.html, [truy cập ngày 15-10-2014].
trƣờng hợp ngƣời bị bệnh tâm thần đều đƣợc ngƣời thân thích yêu cầu Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự và có ngƣời giám hộ đƣơng nhiên. Có nhiều trƣờng hợp gia đình có ngƣời mắc bệnh tâm thần không đƣa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị mà thƣờng tự điều trị ở nhà hoặc thậm chí là có tâm lý mặc kệ, không hề có sự quan tâm, chăm sóc hay có một cơ chế giám sát, theo dõi tiến trình diễn tiến bệnh tật phù hợp. Cá biệt, có những gia đình còn từ chối cung cấp thông tin hoặc giấu giếm tình trạng của ngƣời bệnh.
Do đó, pháp luật Việt Nam cần phải có quy định nhằm buộc ngƣời thân thích của ngƣời bị bệnh tâm thần phải có nghĩa vụ yêu cầu Tòa án tuyên bố ngƣời này mất năng lực hành vi dân sự để từ đó phát sinh vấn đề giám hộ đƣơng nhiên đối với ngƣời bị bệnh tâm thần nêu trên (cha, mẹ, vợ, chồng, con của ngƣời này sẽ làm ngƣời giám hộ đƣơng nhiên). Pháp luật sẽ dựa trên những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đề làm căn cứ ràng buộc trách nhiệm của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên trong trƣờng hợp này. Từ đó, vấn đề quản lý ngƣời bị bệnh tâm thần sẽ dễ dàng hơn, qua đó làm hạn chế đƣợc tình trạng ngƣời bị bệnh tâm thần vi phạm pháp luật, ngƣời bị bệnh tâm thần sẽ đƣợc chăm sóc và bảo đảm các quyển và lợi ích của mình.