Vấn đề thay người giám hộ

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 50)

4. Bố cục đề tài

3.1.2. Vấn đề thay người giám hộ

Để làm rõ vấn đề bất cập về việc thay ngƣời giám hộ. Sau đây ngƣời viết xin đề cập đến hai tình huống thực tiễn để thấy đƣợc vấn đề trên.

Hơn một năm nay, bà N (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) đã gõ cửa rất nhiều cơ quan để giành quyền giám hộ ngƣời con gái (41 tuổi) nhƣng bất thành. Con bà là chị H trƣớc làm kế toán trƣởng một công ty nƣớc ngoài. Không may, biến chứng sau cơn bệnh lao màng não đã khiến chị không còn khả năng nhận thức, điều khiển hành vi.

Tháng 4-2011, từ yêu cầu của bà N, Tòa án nhân dân quận Tân Bình đã ra quyết định tuyên bố chị H mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005, chồng chị H là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của chị. Chỉ khi nào chồng chị không đủ điều kiện thì cha, mẹ chị mới làm giám hộ. Thế nhƣng theo bà N thì chồng chị H không lo điều trị bệnh cho vợ bởi anh đã có ngƣời phụ nữ khác và có cả con riêng. Bà cũng cho rằng anh đã tự ý bán đi một số tài sản chung của vợ chồng. Ngoài việc đƣa chị H về nhà mình chăm sóc, bà N còn muốn đƣợc thay con rể thực hiện quyền giám hộ đối với chị.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình cho rằng chồng chị H có dấu hiệu vi phạm chế độ một vợ, một chồng nhƣng chƣa đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự), bà N đã đến Ủy ban nhân dân phƣờng nơi bà cƣ trú để đăng ký làm ngƣời giám hộ cho chị H. Đây cũng là hƣớng dẫn của Bộ Tƣ pháp khi trả lời đơn khiếu nại của bà tại công văn ký ngày 28-3-2012.

Tuy nhiên, yêu cầu đã nêu của bà N không đƣợc Ủy ban nhân dân phƣờng chấp thuận. Gửi văn bản đến Bộ Tƣ pháp, Ủy ban nhân dân quận 3 nêu: Nghị định 158/2005 của Chính phủ không có quy định và Bộ Tƣ pháp cũng chƣa có văn bản hƣớng dẫn thủ tục, biểu mẫu về giám hộ đƣơng nhiên. Để có cơ sở giải quyết hồ sơ của bà N, Ủy ban nhân dân quận 3 đề nghị Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn cụ thể. Hiện Ủy ban nhân dân quận 3 đang chờ phản hồi Bộ Tƣ pháp.28

Trên thực tế, để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời đƣợc giám hộ, các địa phƣơng có thể linh động giải quyết cho thay đổi ngƣời giám hộ nhƣng với điều kiện là giữa hai bên có sự thỏa thuận. Kẹt nỗi trƣờng hợp của bà N thì không phải vậy. Tuy bà nhận làm giám hộ nhƣng ngƣời con rể của bà không hề đề nghị đƣợc thay đổi việc giám hộ.

Cách đây đã lâu, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một vụ vƣớng mắc tƣơng tự và các cơ quan chức năng đã phải tổ chức họp rất nhiều lần vẫn không có lối ra. Một ngƣời phụ nữ (chồng chết, các con đều ở nƣớc ngoài) có một căn biệt thự nhƣng lại bị mất năng lực hành vi dân sự. Ủy ban mặt trận tổ quốc phƣờng đã cử ngƣời vú nuôi làm giám hộ cho bà nhƣng một ngƣời con đòi để ngƣời dì họ làm giám hộ. Do pháp luật không có quy định về việc thay đổi này mà tòa án thì không nhận giải quyết nên chính quyền chỉ còn biết cách vận động ngƣời vú rút lui và may là có kết quả.

Từ việc phân tích tình huống nêu trên ngƣời viết nhận thấy vấn đề thay đổi ngƣời giám hộ đƣơng nhiên trong Bộ luật dân sự năm 2005 còn bất cập. Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2005 thì giám hộ đƣơng nhiên chỉ đƣợc thay đổi nếu ngƣời giám hộ đƣơng nhiên đề nghị đƣợc thay đổi và có ngƣời khác nhận làm giám hộ. Tuy nhiên xét trong tình huống nêu trên, mẹ của chị H muốn làm ngƣời giám hộ cho con mình nhƣng chồng chị H không đồng ý, tức là trong trƣờng hợp này ngƣời giám hộ đƣơng nhiên không đề nghị đƣợc thay đổi, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Do đó, để giải quyết trƣờng hợp nêu trên pháp luật cần phải sửa đổi quy định về thay đổi

28

Bình Minh, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Vướng trong việc thay người giám hộ, http://plo.vn/ban- doc/vuong-trong-viec-thay-nguoi-giam-ho-36228.html, [truy cập ngày 20-8-2014].

ngƣời giám hộ: ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ, ngƣời giám sát việc giám hộ có quyền yêu cầu thay đổi ngƣời giám hộ.

Một phần của tài liệu giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)