Sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập, bất hợp lý trong Bộ luật

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 60)

5. Kết cấu luận văn

2.6.2.2. Sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập, bất hợp lý trong Bộ luật

Qua các lần sửa đổi, quy định về tội khủng bố và các tội phạm liên quan tại Bộ luật

hình sự Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật

quốc tế về chống khủng bố và tương đồng với pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên,

quy định tại Bộ luật hình sự về tội phạm này vẫn còn một số bất cập sau đây:

Thứ nhất, tội khủng bố tại Điều 84 Bộ luật hình sự quy định “người nào nhằm

chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc

công dân” và “khủng bố người nước ngoài nhằm…”. Như vậy, đối tượng tác động

của hành vi ở đây là cán bộ, hoặc công chức hoặc công dân hoặc người nước ngoài.

Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì chỉ cần quy định công dân và người nước ngoài đã đủ bao gồm hết tất cả các đối tượng trên. Như vậy, nên sửa lại Điều 84 như

sau “người nào nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ

của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà xâm phạm tính mạng của người

khác thì…”

Thứ hai, ngay trong Bộ luật hình sự còn tồn tại hai quy định khác nhau về tội

khủng bố: Điều 84 - Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và Điều 230a:

Tội khủng bố. Hai tội phạm này có cấu thành rất khác nhau thể hiện chính sách xử lý

riêng biệt của Nhà nước ta đối với hai loại hành vi phạm tội này. Đối với tội khủng bố

là xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể con người với mục đích chống chính

quyền nhân dân còn tội khủng bố quy định tại Điều 230a có cấu thành là các hành vi xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, tài sản của cá nhân, tổ chức có mục đích là gây hoảng loạn trong dân chúng. Rõ ràng cùng là hành vi khủng bố tuy nhiên hai tội phạm

này có cấu thành hoàn toàn khác nhau gây khó khăn cho việc xử lý và hợp tác quốc tế đấu tranh chống khủng bố. Việc quy định song song hai tội khủng bố tại hai chương và hai điều luật khác nhau với cấu thành khác nhau là điều bất cập cần được sửa đổi cho

phù hợp với xu hướng của pháp luật quốc tế trên cơ sở nghiên cứu pháp luật một số

quốc gia khác.

Theo quan điểm của người viết, để giải quyết vấn đề này cần bỏ tội khủng bố

nhằm chống chính quyền nhân dân tại Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia,

hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bổ sung và xử về tội hoạt động

nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999). Thiết nghĩ, đây là điều hợp lý nhằm đảm bảo tính thống nhất nội tại của Bộ luật, đồng thời giúp

cho việc hợp tác quốc tế đấu tranh chống khủng bố trên cơ sở định nghĩa về khủng bố khách quan. Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau: “Tội hoạt động

nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân

dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.

Hiện nay, tội này chỉ xét xử người có hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ

chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Thiết nghĩ, từ “hoạt động” ở Điều luật này cần được giải thích mở rộng hơn chứ không chỉ là “hoạt động thành lập hay “tham gia tổ chức”. Hoạt động cần hiểu theo đúng “Từ điển tiếng Việt” đó là “tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội”.

Thứ ba, theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố (ví dụ Công ước New York 1999 về tài trợ khủng

bố, Công ước New York 1997 về chống khủng bố bằng bom…) thì hành vi khủng bố được thực hiện nhằm ba mục đích: Một là, gây hoảng loạn trong công chúng; Hai là, ép buộc chính quyền làm hoặc không làm một việc nhất định theo yêu cầu của bọn

khủng bố; Ba là, ép buộc tổ chức quốc tế làm hoặc không làm công việc nhất định

theo yêu cầu của những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, tội khủng bố theo quy định tại Điều

nhận một mục đích của hành vi khủng bố, đó là hành vi nhằm gây hoảng loạn trong

công chúng. Chính vì thế, thiết nghĩ Bộ luật hình sự cần tiếp tục sửa đổi theo hướng

ghi nhận các mục đích trên vào tội khủng bố quy định tại Điều 230a. Nếu giữ nguyên

quy định như hiện nay có nghĩa là hành vi có mục đích gây hoảng loạn trong công

chúng thì sẽ xử lý về tội khủng bố còn hành vi có một trong 2 mục đích còn lại sẽ xử

về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điều này không phù hợp với pháp luật quốc tế,

pháp luật các nước trên thế giới đồng thời chưa ghi nhận hết các dấu hiệu cấu thành tội

khủng bố tại Điều 230a. Theo quan điểm của người viết, Điều 230a nên sửa đổi cụ thể như sau:

Điều 230a. Tội khủng bố

1. Người nào xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá huỷ tài sản của cơ

quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng, nhằm ép

buộc chính cơ quan chính quyền hoặc nhằm ép buộc tổ chức quốc tế thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định

tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Thứ tư, về các tội liên quan đến khủng bố, Bộ luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận tương đối đầy đủ các hành vi theo yêu cầu của các công ước quốc tế về chống khủng

bố mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ghi nhận các hành vi khủng bố thực tế đã diễn ra trên thế giới như hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), hành vi phát tán vi-rút, chương trình tin học có tính năng gây

thiệt hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số (Điều 224)… Tuy nhiên, các điều luật này được sắp xếp chưa hợp lý, chưa đúng với tính chất của

hành vi. Ví dụ, hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186) là hành

vi đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng lại xếp vào các tội phạm về môi trường. Hành vi này nên xếp vào Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng như các tội phạm cùng tính chất khác như tội khủng bố, tội phát tán chương trình vi-rút máy tính, chiếm đoạt

Thứ năm, việc quy định tội khủng bố và các tội liên quan tại Bộ luật hình sự Việt

Nam hiện nay làm xuất hiện vấn đề sau:

Khi xuất hiện một hành vi, ví dụ như chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, khi nào thì bị

truy tố, xét xử về tội khủng bố (Điều 230a Bộ luật hình sự), khi nào bị truy tố xét xử

về các tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221 Bộ luật hình sự). Đây là vấn đề cần được hướng dẫn cụ thể. Theo quan điểm của chúng tôi, dấu hiệu quan trọng nhất phân

biệt tội khủng bố và các tội phạm khác là tính mục đích. Nếu hành vi phạm tội có mục đích gây hoảng loạn trong công chúng sẽ bị truy tố, xét xử về tội khủng bố, còn khi không có mục đích hoặc có mục đích khác thì truy tố, xét xử về các tội phạm khác như

chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, nếu các hành vi này có mục đích xâm phạm an ninh quốc

KẾT LUẬN

Khủng bố hiện nay là một những nguy cơ đe dọa lớn hòa bình và an ninh quốc tế. Do đó, đấu tranh chống khủng bố là hành động cấp thiết và lâu dài trên mọi phương

diện, trong đó pháp luật là công cụ chủ yếu. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất hiện nay trong

việc hoàn thiện pháp luật về đấu tranh chống khủng bố chính là Công ước chung về

chống khủng bố với một định nghĩa toàn diện về loại tội phạm này. Hiện nay, trên thế

giới tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về khủng bố và chưa có định nghĩa khủng

bố nào đưa ra nhận được sự động thuận của tất cả các quốc gia. Mặc dù, thông qua các biểu hiện của hành vi khủng bố trên thực tế cũng như qua lý luận chung của pháp luật

quốc tế không khó để đưa ra định nghĩa khách quan về khủng bố, tuy nhiên các quốc

gia chỉ đạt được định nghĩa thống nhất khi có sự tách bạch giữa các vần đề chính trị và pháp lý. Bởi lợi ích chính trị là một trong những rào cản của một định nghĩa chung về

khủng bố. Thiết nghĩ, để đạt được định nghĩa thống nhất, các quốc gia cần đặt lợi ích

chung của nhân loại, mục tiêu bảo vệ con người lên trên hết.

Pháp luật quốc tế về chống khủng bố nhìn chung được xây dựng trên cơ sở các

nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, nhưng bên cạnh đó còn có những nguyên tắc đặc thù. Các nguyên tắc này là tư tưởng chính trị - pháp lý định hướng cho toàn bộ

hoạt động đấu tranh chống khủng bố ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Pháp luật

quốc tế về chống khủng bố hiện nay quy định nghĩa vụ của các quốc gia phải tội phạm hóa các hành vi được nêu trong công ước, nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia và các biện pháp phòng ngừa hành vi khủng bố. Pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện

nay cũng quy định việc xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với những cá

nhân phạm tội khủng bố với các căn cứ như: lãnh thổ, quốc tịch, quyền tài phán phổ

quát…Thế nhưng, các quy định này hiện hành nằm rải rác ở nhiều điều ước khác nhau

vì cộng đồng quốc tế chưa xây dựng được công ước chung về chống khủng bố. Hiện

trạng này đã gây khó khăn nhất định cho cuộc đấu tranh chống khủng bố ở mỗi quốc

gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Bên cạnh đó, pháp luật quốc tế chưa được

xây dựng một cách kịp thời để đấu tranh với các hình thức khủng bố mới như: khủng

bố mạng, khủng bố sinh học, khủng bố hóa học…mà thực tế đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản ở khắp nơi trên thế giới.

Luận văn thông qua việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về chống khủng bố, với

mục đích góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam mà cụ thể là đề xuất việc gia nhập các điều ước quốc tế còn lại và sửa đổi một số điều về chống khủng bố trong Bộ luật

hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)để tương thích với pháp luật quốc tế và nâng cao hiệu quả trong hợp tác quốc tế về chống khủng bố.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Điều ước quốc tế

1. Hiến chương Liên hiệp quốc 1945

2. Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay 1963

3. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966

4. Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay 1970

5. Công ước về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng 1971

6. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao 1973

7. Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin 1979 8. Công ước bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân 1979

9. Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải 1988

10. Công ước về việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết 1991 11. Công ước về trừng trị việc khủng bố bằng bom 1997

12. Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố 1999

13. Công ước năm về ngăn ngừa, trừng trị những hành vi khủng bố bằng hạt nhânnăm

2005

14. Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010

15. Công ước Asean về chống khủng bố năm 2007

16. Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh những quan hệ hữu

nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương liên hiệp quốc 1970

17. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng công dân dụng quốc tế 1988

18. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những cố định trên thềm lục địa 1988

 Pháp luật quốc gia

1. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)

2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

 Sách, giáo trình, tạp chí

1. C. Mác- Anghen, “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Heghen- Lời nói đầu”, Mác- Anghen, Tuyển tập, Tập I, Nxb. Sự thật 1980.

2. Dương Văn Quảng, Tính chất đan xen trong quan hệ quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu

quốc tế số 73/2008.

3. Đoàn Văn Thắng, An ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 58/2004.

4. Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9/2007.

5. La Cương, Vấn dề tranh luận gây gắt trong tiến trình chống khủng bố quốc tế, Tạp

chí Luật học, số 10/2009.

6. Lê Linh Lan, Sự kiện ngày 11/9/2001: nguyên nhân và hệ quả đối với chính sách đối ngoại của Mỹ và cục diện thế giới, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 42/2001.

7. Lê Văn Bính, Vai trò của Liên hiệp quốc trong dấu tranh chống khủng bố, Tạp chí

Luật học số 25/2009.

8. Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007. 9. Nguyễn Linh Giang, Cuộc chiến chống khủng bố và các vấn đề về quyền con người, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2011.

10. Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

11. Phạm Thị Thu Hương, Vài nét về quyền tài phán phổ quát của quốc gia, Tạp chí

Nhà nước và pháp luật số 5/2006.

12. Trần Quang Tiệp, “ Một số vấn đề về khủng bố quốc tế dưới góc độ pháp luật hình sự”, Tạp chí Tòa án số 10/2006.

13. Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004.

14. Vũ Lê Thái Hoàng, Ngăn chặn khủng bố trên biển ở khu vực Đông Nam Á: thách

thức và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 57/2004.

15. Vũ Ngọc Dương, Các quan niệm về “khủng bố” hiện nay trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2011.

16. Vũ Ngọc Dương, Về một số khái niệm cơ bản trong pháp luật Phòng, chống khủng

bố, Tạp chí Nhà nước và pháp Luật số 5/2013.

 Trang thông tin điện tử

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 60)