Nguồn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 25)

5. Kết cấu luận văn

1.4.2. Nguồn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố

Là bộ phận của Luật hình sự quốc tế, pháp luật quốc tế về chống khủng bố có các

loại nguồn giống như nguồn của Luật quốc tế. Nguồn của pháp luật quốc tế về chống

khủng bố trước tiên và chủ yếu là các điều ước quốc tế song phương và đa phương, kế đến là tập quán quốc tế. Bên cạnh đó, còn có các nguyên tắc pháp luật chung và

phương tiện bổ trợ nguồn quan trọng như: các nghị quyết của tổ chức quốc tế có hiệu

lực pháp luật, các phán quyết của toà án, các học thuyết của các học giả danh tiếng về

hình sự quốc tế, các nghị quyết có tính khuyến nghị liên quan đến các vấn đề chống

khủng bố. Cụ thể:

- 14 công ước thuộc khuôn khổ Liên hiệp quốc về đấu tranh chống khủng bố: Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay 1963 (gọi tắt là Công ước Tokyo 1963); Công ước trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay

năm 1970 (gọi tắt là Công ước Lahay 1970); Công ước về trừng trị hành vi bất hợp

pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng năm 1971 (gọi tắt là Công ước Montrean 1971); Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao năm 1973 (gọi tắt là Công ước New York 1973); Công ước về chống bắt cóc con tin năm 1979 (gọi tắt là Công ước New York 1979); Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân 1979 (sửa đổi năm

2005); Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế 1988 (bổ sung Công ước Montrean 1971); Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải 1988 (gọi tắt là Công ước Rome 1988); Nghị định thư về những hành vi bất

hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa 1988 (bổ sung Công ước Rome 1988); Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết 1991; Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom 1997; Công ước về trừng trị việc tài trợ

khủng bố 1999; Công ước năm 2005 về ngăn ngừa, trừng trị những hành vi khủng bố

bằng hạt nhân; Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010 (gọi tắc là Công ước Bắc Kinh 2010)43.

- 8 điều ước quốc tế khu vực: Công ước của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ

(OAS) về chống khủng bố năm 1971; Công ước của Cộng đồng châu Âu năm 1977; Công ước của Liên đoàn các quốc gia Ả Rập ngày 22/4/1988; Hiệp định hợp tác chống

khủng bố của cộng đồng các quốc gia độc lập; Công ước của Tổ chức hội nghị Hồi

giáo về chống khủng bố quốc tế; Công ước của Tổ chức thống nhất châu Phi về phòng ngừa và chống khủng bố. Mới đây nhất các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua Hiệp ước chung về chống khủng bố tại Cebu (Philippines) ngày 13/1/2007. Ngoài ra, còn rất nhiều các điều ước quốc tế song phương.

- Các tập quán quốc tế là nguồn quan trọng của luật hình sự quốc tế nói chung

cũng như pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố nói riêng. Những tập quán

quốc tế quan trọng cần phải kể đến là: tập quán aut dedere aut punire (hoặc dẫn độ

hoặc xét xử); non bis in idem (không ai phải gánh chịu trách nhiệm hình sự 2 lần đối

với một hành vi phạm tội); nullum crimen sine lege (không có tội phạm nếu không có

luật); nulla poena sine lege (không có hình phạt nếu không có luật)44…

- Bên cạnh các điều ước và tập quán quốc tế, có ngày càng nhiều các nghị quyết

của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, đặc biệt là Liên hiệp quốc liên quan đến vấn đề đấu tranh chống khủng bố. Đáng chú ý là: Nghị quyết số 1267 ngày 15/10/1999 của

Liên hợp quốc; Nghị quyết số 1373 được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua

tại phiên họp thứ 4385 ngày 28/9/2001; Nghị quyết số 1390 được Hội đồng Bảo an

thông qua ngày 16/1/2002 tại phiên họp thứ 4452; Nghị quyết số 4155 năm 2003 được

Hội đồng Bảo an thông qua ngày 17/01/2003 tại phiên họp thứ 4686…

Như vậy, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay mới chỉ là tập hợp các

nguyên tắc, quy phạm rất đa dạng, nhiều cấp bậc điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong

hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố của các quốc gia và các chủ thể khác của

luật quốc tế và đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, pháp luật quốc tế về chống

khủng bố hiện nay đã và đang tạo ra khung khổ pháp lý vững chắc cho các hoạt động

chống khủng bố trên phạm vi toàn thế giới.

43

United Nations Action To Couter Terrorism, International legal instruments,

http://www.un.org/en/terrorism/instruments.shtml, [Truy cập 16/9/2014].

44

Một phần của tài liệu chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)